Sign In

Internet Portal

Gia Lai people's committee

Huyện IaGrai

- Người đăng: Administrator - Lượt truy cập: 30403



Huyện Ia Grai được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11-11-1996 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ phần đất tây nam của huyện Chư Păh.

Diện tích: 1122,29 Km2.

Dân số:  82.835 người (số liệu thống kê năm 2008), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là Jrai chiếm hơn 50%.

Vị trí địa lý:

Ia Grai là một huyện nằm về phía Tây của tỉnh Gia Lai. Huyện lỵ là thị trấn Ia Kha.

- Bắc giáp: huyện Chư Păh.

- Nam giáp: huyện Đức Cơ.

- Đông giáp: thành phố Pleiku, huyện Chư Prông.

- Tây giáp: huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum; tỉnh Natarakiri Cam Pu Chia (12 km).

Trên địa bàn huyện Ia Grai có các danh thắng như thác Lệ Kim (Ia Tô), thác Chín Tầng (Ia Sao), Thuỷ điện Sêsan 3A, Sêsan 4, Sê san 4A, Du lịch sinh thái và lễ hội về nguồn ...

Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 13 (1 thị trấn, 12 xã).

- Thị trấn: Ia Kha.

- Các xã: Ia Chía, Ia Dêr, Ia Hrung, Ia Bă, Ia Krai, Ia O, Ia Pếch, Ia Sao, Ia Tô, Ia Yok, Ia Grăng, Ia Khai.

Tổng quan kinh tế - văn hoá - xã hội:

Trong 5 năm qua, giai đoạn 2005-2010, huyện Ia Grai đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 còn 8,65%. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư chuyển dịch đúng hướng. Lĩnh vực văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực. Quốc phòng - an ninh được củng cố.  

Trên lĩnh vực kinh tế, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 13 triệu đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 19,98%/năm. Trong đó, nông - lâm nghiệp tăng 13,2%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp- xây dựng tăng 52,95%, thương mại - dịch vụ tăng 15,05%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 13,24 triệu đồng.

 Trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh của huyện, thu hút nguồn vốn đầu tư trên địa bàn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất điện năng, sản phẩm nông sản, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp từ 72,6% năm 2005 giảm còn 44,1%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng từ 12,6% tăng lên 38,1%, thương mại - dịch vụ từ 14,8% tăng lên 17,8%. Cơ cấu cây trồng chuyển đổi nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung chuyên canh. Tổng sản lượng lương thực 22.500 tấn, tăng 2.700 tấn so với năm 2005; sản lượng cà phê nhân bình quân 35.000 tấn/năm, mủ cao su 13.000 tấn/năm...Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp tăng khá, tổng đàn gia súc đều tăng so với năm 2005; một số loại hình chăn nuôi khác như nuôi ong và nuôi cá nước ngọt đã hình thành và phát triển.

 Tổng vốn đầu tư phát triển trong cả giai đoạn đạt trên 7.330 tỷ đồng, tăng gấp 13 lần so với giai đoạn 2001-2005. Tỷ trọng vốn tín dụng và vốn của nhân dân trong cơ cấu vốn đầu tư tăng nhanh, hiệu quả đầu tư được nâng lên. Hoàn thành và đưa vào hoạt động 3 nhà máy thủy điện với công suất 440 MW, 5 công trình khác đang thi công, 3 nhà máy chế biến mủ cao su công suất 27.000 tấn/năm. Các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng. Đến nay, 100% số xã có đường giao thông ô tô đi được đến tận thôn, làng, 100% số thôn, làng có điện lưới quốc gia, hơn 96% số hộ sử dụng điện, trên 90% số hộ sử dụng nước sạch, 100% số xã có trạm y tế hoặc cơ sở khám và điều trị, 100% trường lớp học và nhà ở giáo viên được xây dựng kiên cố, xóa 2.500 nhà tạm cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách. Mạng lưới viễn thông được đầu tư mở rộng với 90 trạm thu phát sóng BTS phủ sóng trên khắp địa bàn đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.

Đến nay, toàn huyện có 84 doanh nghiệp và 85 trang trại cùng với hàng trăm hộ kinh doanh cá thể hoạt động hiệu quả, khai thác, sử dụng tốt tài nguyên đất đai, khoáng sản trên địa bàn, hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, trong đó tuyển dụng mới 4.000 lao động, tham gia tích cực vào các hoạt động an sinh xã hội.

 Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đạt nhiều kết quả quan trọng. Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS cho 12/13 xã - thị trấn, 1 trường mầm non và 4 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Quan tâm chăm sóc, khám - chữa bệnh cho nhân dân. Các Chương trình 132, 134, 135 của Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia đạt kết quả thiết thực. Kết cấu hạ tầng ở các xã vùng đặc biệt khó khăn từng bước được nâng lên; cơ bản hoàn thành việc giải quyết đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt, và nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 30,76% năm 2005 đến nay còn 8,65%; phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công với nước được đẩy mạnh, đến nay các gia đình chính sách đều có mức sống tương đối ổn định và cao hơn mức sống trung bình trong vùng; công tác quốc phòng - an ninh có những chuyển biến quan trọng theo hướng tích cực, cơ bản được giữ vững ổn định; quan hệ đối ngoại biên giới với huyện Đôn Mia - Campuchia được tăng cường.

Phát huy những kết quả đạt được, phương hướng, mục tiêu chủ yếu giai đoạn 2010-2015 là: Khai thác tiềm năng lợi thế, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đưa nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững. Giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải thiện rõ nét đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.  

        

 

 

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN IA GRAI

Chủ tịch và các Phó Chủ tịch

VĂN PHÒNG UBND HUYỆN IA GRAI

Địa chỉ: 298 - Hùng Vương - Thị trấn Ia Kha - Huyện Ia Grai - Tỉnh Gia Lai.

Điện thoại: 059.3844.322 - 059.2244.930

Fax: 059.3844682

Chánh Văn phòng và các Phó Văn phòng

PORTAL GIA LAI | Agencies: People's Committee of Gia Lai province
© 2010 Copyright belongs to the People's Committee of Gia Lai province.
02 Tran Phu, Pleiku city, Gia Lai province - Tel: 0269. 3824404 - Fax: 0269. 3824711 - Email: gialai@ubgialai.gov.vn
License number: 09/GP-TTĐT date of issue 31/7/2017 of Cultural Information - Curator: Mr.Nguyễn Văn Lộc