Sign In

Cổng thông tin điện tử

Tỉnh Gia Lai

Buôn làng gìn giữ bản sắc văn hóa

Ngày đăng: 28-12-2017, 10:00 - Lượt truy cập: 766
(GLO)- Văn hóa truyền thống là vốn quý của mỗi dân tộc bởi đó là tư tưởng, lối sống, những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận, gìn giữ và duy trì. Hơn thế, đó còn là những di sản góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đa dạng, giàu bản sắc. Thời gian qua, những giá trị văn hóa truyền thống ấy đã và đang được cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ra sức giữ gìn, phát huy.

Vang tiếng cồng chiêng
Từ khoảng chập tối, sau giờ cơm, già làng, thanh niên làng Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây, huyện Chư Pah) lại nhắc nhở nhau tập trung ở ngôi nhà rông của làng để tập luyện cồng chiêng, bất kể vào ngày thường hay dịp lễ hội. Không chỉ là những bài chiêng truyền thống trong các lễ hội như Mừng lúa mới, Pơthi, mọi người trong làng còn tập tấu chiêng theo làn điệu những bài dân ca Bahnar, đôi lúc lại là giai điệu của những bài hát hiện đại. Cứ thế, người đánh thạo dạy lại cho người chưa biết. Nhờ vậy mà hầu như trai làng Kon Sơ Lăl ai cũng biết đánh chiêng. “Trong nhà rông lúc nào cũng có bộ cồng chiêng để mọi người tập luyện và sử dụng dịp lễ hội, tuyệt đối không thể thiếu được đâu”-già làng Sôn bày tỏ.

 

Nghề dệt thổ cẩm vẫn được duy trì ở nhiều buôn làng.         Ảnh: Đ.T
Nghề dệt thổ cẩm vẫn được duy trì ở nhiều buôn làng. Ảnh: Đ.T

Cồng chiêng vẫn luôn có sức sống mãnh liệt trong từng ngôi làng. Nhiều gia đình vẫn gìn giữ từng bộ cồng chiêng như món bảo vật. Có thể kể đến già Kpui Nhoai (làng Nhắt, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông), già Nhơn (làng Xom, xã Ia Me, huyện Chư Prông), già Siu Khlơi (làng Gran, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê)… Những ngôi làng đã từng “trắng” cồng chiêng thì nay người dân cũng bắt đầu cùng nhau gom góp, tìm mua lại một bộ chiêng khác để làng trầm bổng những thanh âm mê đắm mỗi dịp lễ hội. Đó là tín hiệu đáng mừng cho sự hồi sinh và phát huy giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng từ chính nơi mà nó mai một. Các ngôi làng như Plei Chuét 1, Ngó (TP. Pleiku), làng Kon Măh, Kon Sơ Lăl (huyện Chư Pah), làng Groi, Piơm (huyện Đak Đoa)… đã trở thành những cái tên không thể thiếu khi nhắc đến sự phát triển của cồng chiêng. Mỗi khi trong làng có dịp lễ hội hay được kêu gọi đi dự thi, từ già đến trẻ trong mỗi ngôi làng lại tập trung tại nhà rông chăm chỉ tập luyện, truyền dạy cho nhau từng cách bắt nhịp cồng chiêng, cách hòa âm cùng với dàn chiêng sao cho khớp nhất… Cồng chiêng cứ thế khơi dậy tình yêu và niềm tự hào ngấm sâu trong tâm thức từng thế hệ dân làng.
Gìn giữ những điều quý báu
Bên gốc mít già mát rượi ngay đầu làng Mook Đen 1 (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ), bà Rơ Mah Hblup (63 tuổi) cần mẫn ngồi bên khung dệt, đôi tay thoăn thoắt, nhịp nhàng dệt nên những hoa văn thổ cẩm đẹp mắt. Bà đã gắn với nghề dệt này từ lâu lắm rồi và coi đó là kế sinh nhai. Tiếng tăm dệt thổ cẩm của bà Hblup không chỉ trong làng, trong xã biết mà còn vang đến khắp các nơi lân cận.

Những bộ trang phục truyền thống do bà Hblup làm nên không chỉ đẹp về kiểu dáng mà còn tinh tế tới từng đường nét hoa văn nên được rất nhiều người làng khác yêu thích, tìm mua. Không chỉ vậy, bà Hblup còn sẵn sàng truyền nghề cho bất cứ ai muốn dệt thổ cẩm. Mỗi khi rảnh rỗi, các bà, các chị trong làng lại cùng nhau đến nhà bà để học dệt vải. Đáng quý hơn, trong số đó có 2 cô gái trẻ cũng rất yêu thích nghệ thuật truyền thống này. Đam mê nghề dệt, em Rơ Lan H’hi Chi (18 tuổi) bắt đầu theo học hỏi bà Hblup lâu nay. “Khó nhất là cách làm hoa văn bởi phải sắp xếp các sợi len màu với nhau sao cho thật chính xác. Em mong muốn mình sẽ dệt thành thạo để không chỉ dệt nên những bộ trang phục truyền thống mà còn ứng dụng vào trang phục hiện đại”.
Buôn làng là cái nôi, cũng là không gian để các di sản văn hóa hình thành và phát huy giá trị. Không riêng dệt thổ cẩm mà các nghệ thuật truyền thống như tạc tượng, đan lát hay các di sản văn hóa phi vật thể như dân ca, hơmon, các lễ hội… vẫn giữ được nhịp đập trong từng buôn làng, song vẫn có sự tiếp biến văn hóa để phù hợp hơn với nhu cầu phát triển. Các nghệ nhân như Ksor Hnao (nghệ nhân tạc tượng), Rơ Chăm Tih (chế tác nhạc cụ), Rơ Châm Uek, Đinh Jram, Nay Phai (nghệ nhân chỉnh chiêng)… vẫn đang ngày ngày gìn giữ tinh hoa văn hóa của dân tộc để truyền vào từng tác phẩm. Họ cũng chính là những người truyền lại di sản văn hóa ấy cho thế hệ trẻ sau này để tiếp tục giữ gìn và phát huy.
Bên cạnh ý thức và nỗ lực tự thân của cộng đồng, cũng phải ghi nhận sự chung tay của các cấp chính quyền, đoàn thể trong việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Thời gian qua, việc tuyên truyền, động viên được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua các hội thi, hội diễn, các lớp tập huấn... đã khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, từ đó mỗi thành viên trong làng lại cùng nhau học hỏi, truyền dạy, giúp văn hóa truyền thống được duy trì, tựa như những mạch nước ngầm không khi nào vơi cạn nơi rừng núi đại ngàn.


(GLO)- Văn hóa truyền thống là vốn quý của mỗi dân tộc bởi đó là tư tưởng, lối sống, những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận, gìn giữ và duy trì. Hơn thế, đó còn là những di sản góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đa dạng, giàu bản sắc. Thời gian qua, những giá trị văn hóa truyền thống ấy đã và đang được cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ra sức giữ gìn, phát huy.

Vang tiếng cồng chiêng

Từ khoảng chập tối, sau giờ cơm, già làng, thanh niên làng Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây, huyện Chư Pah) lại nhắc nhở nhau tập trung ở ngôi nhà rông của làng để tập luyện cồng chiêng, bất kể vào ngày thường hay dịp lễ hội. Không chỉ là những bài chiêng truyền thống trong các lễ hội như Mừng lúa mới, Pơthi, mọi người trong làng còn tập tấu chiêng theo làn điệu những bài dân ca Bahnar, đôi lúc lại là giai điệu của những bài hát hiện đại. Cứ thế, người đánh thạo dạy lại cho người chưa biết. Nhờ vậy mà hầu như trai làng Kon Sơ Lăl ai cũng biết đánh chiêng. “Trong nhà rông lúc nào cũng có bộ cồng chiêng để mọi người tập luyện và sử dụng dịp lễ hội, tuyệt đối không thể thiếu được đâu”-già làng Sôn bày tỏ.

 

Nghề dệt thổ cẩm vẫn được duy trì ở nhiều buôn làng.         Ảnh: Đ.T
Nghề dệt thổ cẩm vẫn được duy trì ở nhiều buôn làng. Ảnh: Đ.T

Cồng chiêng vẫn luôn có sức sống mãnh liệt trong từng ngôi làng. Nhiều gia đình vẫn gìn giữ từng bộ cồng chiêng như món bảo vật. Có thể kể đến già Kpui Nhoai (làng Nhắt, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông), già Nhơn (làng Xom, xã Ia Me, huyện Chư Prông), già Siu Khlơi (làng Gran, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê)… Những ngôi làng đã từng “trắng” cồng chiêng thì nay người dân cũng bắt đầu cùng nhau gom góp, tìm mua lại một bộ chiêng khác để làng trầm bổng những thanh âm mê đắm mỗi dịp lễ hội. Đó là tín hiệu đáng mừng cho sự hồi sinh và phát huy giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng từ chính nơi mà nó mai một. Các ngôi làng như Plei Chuét 1, Ngó (TP. Pleiku), làng Kon Măh, Kon Sơ Lăl (huyện Chư Pah), làng Groi, Piơm (huyện Đak Đoa)… đã trở thành những cái tên không thể thiếu khi nhắc đến sự phát triển của cồng chiêng. Mỗi khi trong làng có dịp lễ hội hay được kêu gọi đi dự thi, từ già đến trẻ trong mỗi ngôi làng lại tập trung tại nhà rông chăm chỉ tập luyện, truyền dạy cho nhau từng cách bắt nhịp cồng chiêng, cách hòa âm cùng với dàn chiêng sao cho khớp nhất… Cồng chiêng cứ thế khơi dậy tình yêu và niềm tự hào ngấm sâu trong tâm thức từng thế hệ dân làng.

Gìn giữ những điều quý báu

Bên gốc mít già mát rượi ngay đầu làng Mook Đen 1 (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ), bà Rơ Mah Hblup (63 tuổi) cần mẫn ngồi bên khung dệt, đôi tay thoăn thoắt, nhịp nhàng dệt nên những hoa văn thổ cẩm đẹp mắt. Bà đã gắn với nghề dệt này từ lâu lắm rồi và coi đó là kế sinh nhai. Tiếng tăm dệt thổ cẩm của bà Hblup không chỉ trong làng, trong xã biết mà còn vang đến khắp các nơi lân cận.

Những bộ trang phục truyền thống do bà Hblup làm nên không chỉ đẹp về kiểu dáng mà còn tinh tế tới từng đường nét hoa văn nên được rất nhiều người làng khác yêu thích, tìm mua. Không chỉ vậy, bà Hblup còn sẵn sàng truyền nghề cho bất cứ ai muốn dệt thổ cẩm. Mỗi khi rảnh rỗi, các bà, các chị trong làng lại cùng nhau đến nhà bà để học dệt vải. Đáng quý hơn, trong số đó có 2 cô gái trẻ cũng rất yêu thích nghệ thuật truyền thống này. Đam mê nghề dệt, em Rơ Lan H’hi Chi (18 tuổi) bắt đầu theo học hỏi bà Hblup lâu nay. “Khó nhất là cách làm hoa văn bởi phải sắp xếp các sợi len màu với nhau sao cho thật chính xác. Em mong muốn mình sẽ dệt thành thạo để không chỉ dệt nên những bộ trang phục truyền thống mà còn ứng dụng vào trang phục hiện đại”.

Buôn làng là cái nôi, cũng là không gian để các di sản văn hóa hình thành và phát huy giá trị. Không riêng dệt thổ cẩm mà các nghệ thuật truyền thống như tạc tượng, đan lát hay các di sản văn hóa phi vật thể như dân ca, hơmon, các lễ hội… vẫn giữ được nhịp đập trong từng buôn làng, song vẫn có sự tiếp biến văn hóa để phù hợp hơn với nhu cầu phát triển. Các nghệ nhân như Ksor Hnao (nghệ nhân tạc tượng), Rơ Chăm Tih (chế tác nhạc cụ), Rơ Châm Uek, Đinh Jram, Nay Phai (nghệ nhân chỉnh chiêng)… vẫn đang ngày ngày gìn giữ tinh hoa văn hóa của dân tộc để truyền vào từng tác phẩm. Họ cũng chính là những người truyền lại di sản văn hóa ấy cho thế hệ trẻ sau này để tiếp tục giữ gìn và phát huy.

Bên cạnh ý thức và nỗ lực tự thân của cộng đồng, cũng phải ghi nhận sự chung tay của các cấp chính quyền, đoàn thể trong việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Thời gian qua, việc tuyên truyền, động viên được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua các hội thi, hội diễn, các lớp tập huấn... đã khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, từ đó mỗi thành viên trong làng lại cùng nhau học hỏi, truyền dạy, giúp văn hóa truyền thống được duy trì, tựa như những mạch nước ngầm không khi nào vơi cạn nơi rừng núi đại ngàn.

Khôi Nguyên

Khôi Nguyên

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH GIA LAI | Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Gia Lai
© 2010 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai.
02 Trần Phú, TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai - Tel: 0269. 3824404 - Fax: 0269. 3824711 - Email: vpubndtinh@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 09/GP-TTĐT cấp ngày 31/7/2017 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp - Người phụ trách: ông Nguyễn Văn Lộc