I. THÔNG TIN CHUNG
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Y tế thành
phố Pleiku
- Họ tên chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tự Tín
- Học hàm, học vị: Bác sỹ, Chuyên khoa I
- Chức vụ hiện thời: Giám đốc Trung tâm Y
tế thành phố Pleiku
- Địa chỉ liên lạc: 41, Ngô Gia Tự, TP.
Pleiku, Gia Lai
- Thời gian thực hiện đề tài: 2012-2014
- Ngày nghiệm thu: Năm 2015
- Kết quả nghiệm thu: Khá
II. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Sự cần thiết phải
thực hiện đề tài
Gãy xương là một bệnh thường gặp, có xu hướng ngày càng
tăng cùng với sự gia tăng dân số và những bất cập trong giao thông, an toàn lao
động và sinh hoạt của nhân dân. Gãy xương có thể biểu hiện từ đơn giản như vết
nứt nhỏ đến gãy nát hoàn toàn; gãy xương có thể bị bỏ qua, không điều trị gì mà
vẫn lành lặn bình thường cho đến những xương gãy được điều trị tích cực ngay từ
đầu mà vẫn để lại những di chứng nặng nề, khó chữa. Hiện nay, tồn tại các hình
thức phổ biến cho điều trị gãy xương là: Bất động ngoài, phẫu thuật cố định
ngoài, phẫu thuật kết hợp xương bên trong. Chọn lựa một giải pháp cho điều trị
gãy xương phụ thuộc vào xương gãy, tình trạng bệnh nhân, trang thiết bị và đội
ngũ chuyên môn. Màn tăng sáng là một thiết bị cần thiết trong việc nắn chỉnh
xương gãy cho quá trình điều trị.
Năm 1977, phẫu thuật kết hợp xương bằng kỹ thuật xuyên
kim qua da dưới màn tăng sáng ra đời bởi Jean Paul Mestaizeau (Pháp) đã mở ra
cuộc cách mạng cho điều trị gãy xương nói chung và gãy xương dài ở trẻ em nói
riêng. Tại bệnh viện TP. Pleiku, đã tiến hành thực hiện phương pháp này từ năm
2010. Từ đó, nó trở nên thường qui hơn và đem lại hiệu quả đáng kể. Trong 10
tháng đầu năm 2011, Khoa Ngoại bệnh viện TP. Pleiku tiếp nhận hàng ngàn ca đến
khám và cấp cứu với chấn thương các loại; có khoảng 800 ca có chấn thương về
xương khớp.
Kết quả ban đầu cho thấy: Phẫu thuật kết hợp xương dưới
màn tăng sáng làm tăng tính hiệu quả điều trị nhờ làm tăng tính chính xác của
phẫu thuật, hạn chế phá hủy mô mềm do phẫu thuật. Vì vậy, bệnh nhân nhanh chóng
hồi phục sức khỏe, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, ổ gãy xương ít hơn… Phẫu thuật
kết hợp xương dưới màn tăng sáng đã góp thêm sự lựa chọn hữu ích cho biện pháp
điều trị gãy xương nói chung và phẫu thuật kết hợp xương nói riêng.
Để chứng minh hiệu quả của phương pháp phẫu thuật KHX
dưới màn tăng sáng một cách khách quan và khoa học, nhằm triển khai áp dụng tại
các cơ sở điều trị có quy mô tương đương trên địa bàn tỉnh Gia Lai, chúng tôi
thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá
hiệu quả điều trị các trường hợp gãy kín xương dài bằng phương pháp phẫu thuật
kết hợp xương dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện thành phố Pleiku”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá kết quả điều
trị các trường hợp gãy kín xương dài bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương
dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện TP. Pleiku, nhằm đề xuất quy trình kỹ thuật áp
dụng trong các bệnh viện có quy mô tương đương trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá hiệu quả điều trị gãy kín đầu xương và thân
xương dài bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương dưới màn tăng sáng.
Đề xuất áp dụng có hiệu quả quy trình điều trị gãy
xương dài bằng phẫu thuật kết hợp xương dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện thành
phố Pleiku và các bệnh viện có quy mô tương đương trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
3. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề tài
3.1.
Phạm vi:
Các trường hợp gãy kín xương dài (xương đùi, xương
chày, xương mác, xương cánh tay, xương trụ, xương quay) ở các đối tượng từ 3
tuổi trở lên, không kèm theo các biến chứng phức tạp đe dọa đến tính mạng bệnh
nhân hoặc có các chống chỉ định phẫu thuật, được phẫu thuật bằng phương pháp
kết hợp xương dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Pleiku và theo
dõi trong thời gian 2012 - 2014.
3.2.
Phương pháp: Can thiệp, thử nghiệm
lâm sàng không đối chứng kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học.
4. Nội dung
Phân vùng nghiên cứu bệnh nhân theo
tuổi và nhóm tuổi.
Phân vùng nghiên cứu bệnh nhân theo
giới.
Phân vùng nghiên cứu bệnh nhân theo
các địa phương.
Phân vùng nghiên cứu bệnh nhân theo
dân tộc.
Phân vùng nghiên cứu bệnh nhân theo
nghề nghiệp.
Phân vùng nghiên cứu bệnh nhân có
bảo hiểm y tế.
Phân vùng nghiên cứu bệnh nhân theo
từng loại tai nạn.
Phân vùng nghiên cứu bệnh nhân theo
nơi điều trị đầu tiên.
Phân vùng nghiên
cứu bệnh nhân tiền sử bệnh. 4.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và nhóm
tuổi
Nhận xét:
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 13, nhỏ
nhất là 3 và lớn nhất là 92. Tỉ lệ gãy xương gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 3-20
(70%), trong đó lứa tuổi < 11 gặp nhiều nhất (41,4%).
4.2.
Phân bố bệnh nhân theo giới
Nhận xét:
Tỉ lệ gãy xương chủ yếu ở nam
(67,1%).
4.3.
Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo các địa phương

Nhận xét:
Bệnh nhân nghiên cứu phân bố hầu hết các huyện nhưng
chủ yếu tập trung tại địa bàn thành phố Pleiku (67,1%).
4.4.
Phân bố bệnh nhân theo dân tộc

Nhận xét:
Bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu là
người Kinh (90%).
4.5. Phân bố theo nghề nghiệp

Nhận xét:
Nghề nghiệp thường gặp nhất là học
sinh, sinh viên (50%).
4.6. Tỉ lệ bệnh nhân nghiên cứu
có bảo hiểm y tế
Nhận xét:
Tỉ lệ có bảo hiểm y tế chiếm đa số
(68,6%).
4.7. Phân bố theo từng loại tai
nạn

Nhận xét: Nguyên nhân gãy xương thường
gặp do tai nạn sinh hoạt (71,4%).
4.8.
Phân bố theo nơi điều trị đầu tiên

Nhận xét:
Khi bị gãy xương, nơi lựa chọn cấp cứu đầu tiên là bệnh
viện Pleiku chiếm nhiều nhất (90%).
4.9. Tiền sử chấn thương

Nhận xét:
Hầu hết các bệnh nhân nghiên cứu đều
gãy xương lần đầu.
4.10. Tỉ lệ bệnh nhân nghiên cứu có bệnh kèm
theo

Nhận xét:
Và hầu hết là khỏe mạnh, chỉ một số ít ca có bệnh kèm
theo (thiếu máu cơ tim nhẹ, tăng huyết áp và viêm dạ dày).
4.11.
Phân loại theo chẩn đoán
Nhận xét:
Bệnh nhân gãy xương bên phải gặp
nhiều hơn bên trái (60%) và tâp trung nhiều ở chi trên (68,5%). Trong đó gãy
xương 1/3 dưới cánh tay thường gặp nhất (25,7%). 4.12. Phân loại theo kiểu di lệc
Nhận xét:
Bệnh nhân gãy xương hầu hết có di lệch (78,6%), bao gồm
di lệch ít, di lệch xa, di lệch xoay và chồng ngắn.
4.13. Một số đặc điểm
khác của bệnh nhân nghiên cứu
Nhận xét:
-
Hầu hết bệnh nhân đều nhập viện tức thì sau gãy
xương, chậm nhất là sau 10 ngày.
-
Tính từ lúc bệnh nhân bị gãy xương đến lúc phẫu
thuật trung bình là 6 giờ, sớm nhất là mổ sau gãy xương 1 giờ và chậm nhất là
sau gãy xương 11 ngày.
5. Kết luận
-
Tổng số bệnh nhân được theo dõi là 70, chủ yếu
là người Kinh (90%). Độ tuổi trung bình là 13, nhỏ nhất là 3 và lớn nhất là 92.
Tỉ lệ gãy xương gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 3-20 (70%), trong đó lứa tuổi < 11
gặp nhiều nhất (41,4%).
-
Tỉ lệ gãy xương gặp nhiều hơn ở nam (67,1%).
-
Nghề nghiệp thường gặp nhất là học sinh, sinh
viên (50%).
-
Tỉ lệ có bảo hiểm y tế chiếm đa số (68,6%).
-
Nguyên nhân gãy xương thường gặp do tai nạn sinh
hoạt (71,4%).
-
Khi bị gãy xương, nơi lựa chọn cấp cứu đầu tiên
là bệnh viện Pleiku chiếm nhiều nhất (90%).
-
Hầu hết các bệnh nhân nghiên cứu đều gãy xương
lần đầu, trước đó đều khỏe mạnh.
Chỉ một số ít mắc bệnh kèm theo.
-
Bệnh nhân gãy xương bên phải gặp nhiều hơn bên
trái và tâp trung nhiều ở chi trên (68,5%). Trong đó gãy xương 1/3 dưới cánh
tay thường gặp nhất (25,7%).
-
Nồng độ canxi máu trung bình bệnh nhân gãy xương
là 1,86 ± 0,31 mmol/l là tương đối thấp.
-
Hầu hết bệnh nhân đều nhập viện tức thì sau gãy
xương, chậm nhất là sau 10 ngày. Tính từ lúc bệnh nhân bị gãy xương đến lúc
phẫu thuật trung bình là 6 giờ, sớm nhất là mổ sau gãy xương 1 giờ và chậm nhất
là sau gãy xương 11 ngày.
6. Những kết quả đạt
được đã được áp dụng vào thực tiễn
Áp dụng điều trị gãy kín đầu xương và thân xương dài
bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương dưới màn tăng sáng.
Mở rộng điều trị gãy xương dài bằng
phẫu thuật kết hợp xương dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện thành phố Pleiku và
các bệnh viện có quy mô tương đương trên địa bàn tỉnh Gia Lai.