Sign In

Cổng thông tin điện tử

Tỉnh Gia Lai

BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2018, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2019

Ngày đăng: 27-12-2018, 02:00 - Lượt truy cập: 5934

  1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2018:

    Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/12/2017 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 92/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 5 - khóa XI về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn năm 2018; được sự quan tâm của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát của HĐND tỉnh, sự phối hợp của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, nhân dân và các doanh nghiệp trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội đạt được kết quả khá khả quan trên các lĩnh vực, quốc phòng - an ninh được giữ vững.

    I. VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH, ĐỐI NGOẠI NĂM 2018 (có biểu số 1 kèm theo)

    Năm 2018 dự ước có 19/20 chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra có khả năng đạt và vượt kế hoạch. Trong đó: Tổng sản phẩm trong tỉnh (theo giá so sánh 2010) tăng 8,0% so với năm 2017 (nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,73%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,69%, dịch vụ tăng 8,64%, thuế sản phẩm tăng 10,0%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp; trong đó nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 37,94%p; công nghiệp - xây dựng chiếm 28,19%; dịch vụ chiếm 33,87%. GRDP bình quân đầu người đạt 45,36 triệu đồng.

    1. Về lĩnh vực kinh tế: (có biểu số 2 kèm theo)

    1.1. Nông - lâm nghiệp, thủy sản:

    a) Sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản năm 2018 phát triển ổn định. Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) ước đạt 27.054,7 tỷ đồng, bằng 100,03% kế hoạch, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 535.364 ha, đạt 100,59% kế hoạch, tăng 0,66%. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 569.990 tấn, bằng 98,85% kế hoạch, tăng 0,65%. Nhìn chung diện tích gieo trồng năm 2018 đảm bảo kế hoạch, các nhóm cây lương thực, cây thực phẩm giữ ổn định diện tích; cây cao su, cà phê, tiêu chỉ tập trung trồng tái canh trên diện tích bị sâu bệnh, già cỗi, năng suất thấp, hướng đến phát triển bền vững, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác và phòng trừ bệnh hại để nâng cao năng suất, chất lượng. Công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi được tăng cường. Tuy nhiên, giá cả một số mặt hàng nông sản giảm, dịch bệnh trên cây hồ tiêu đã gây thiệt hại đến sản xuất, đời sống của người dân.

Đã chuyển đổi 666 ha đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, đạt 38,1% kế hoạch. Tái canh 3.358 ha cà phê, đạt 147,9% kế hoạch (lũy kế 3 năm 2016-2018 thực hiện 9.521ha đạt 69,7% kế hoạch 2016-2020). Ứng dụng công nghệ tưới nước tiên tiến và tiết kiệm nước cho 23.571 ha (2.956 ha hồ tiêu, 10.452 ha cà phê, 2.500 ha cây ăn quả, 3.407 ha rau, màu, 2.805 ha mía,…)([1]). Có 03 doanh nghiệp và 05 hợp tác xã triển khai thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng lớn với 155 điểm xây dựng, tổng diện tích 3.040 ha (mía, lúa, cà phê), với 1.385 hộ tham gia, thực hiện trên địa bàn 59 xã thuộc 10 huyện, thị xã([2]).

Công tác quản lý giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được tăng cường. Thanh tra, kiểm tra 197 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, phát hiện và xử lý 92 sơ sở vi phạm.

b) Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, trang trại có bước phát triển, gắn với xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh. Theo số liệu thống kê (thời điểm 01/10/2018), đàn trâu có 14.398 con, giảm 4,22% so với cùng kỳ; đàn bò 384.652 con, giảm 0,59%; đàn heo 383.572 con, tăng 2,58%. Tuy bệnh lở mồm long móng xảy ra trên địa bàn huyện Mang Yang vào cuối tháng 2/2018 làm 189 con bò mắc bệnh (có 01 con chết) nhưng được kịp thời khống chế, dập tắt.

Trong năm đã thu hút 10 dự án đầu tư vào chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với quy mô 17.480 heo nái (mỗi năm sản xuất 349.600 con heo thương phẩm), 37.700 heo thịt, 100 heo đực giống và 72.000 con gia cầm (toàn tỉnh hiện có 33 trang trại chăn nuôi bò quy mô tập trung và 89 trại chăn nuôi lợn, 88 trại gia cầm). Các tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực giống, thức ăn, quy trình nuôi dưỡng… được người dân ứng dụng nhằm tăng năng suất, chất lượng vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường.

c) Thủy sản: Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn phát triển theo quy mô hộ gia đình với diện tích ao, hồ. Hiện có 14.410 ha mặt nước sản xuất thủy sản; sản lượng thủy sản ước đạt 6.089 tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó nhiều hộ dân đã bắt đầu đầu tư phát triển nuôi cá lồng tại các hồ chứa (Chư Păh, Ia Grai, Kbang, An Khê...).

d) Sản xuất lâm nghiệp: Tổ chức công bố công khai, bàn giao kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng cho các địa phương, đơn vị để triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Đã giao khoán quản lý bảo vệ rừng và hợp đồng bảo vệ rừng 152.833 ha rừng, đạt 88,59% kế hoạch; chăm sóc 10.518 ha rừng, đạt 100% kế hoạch; khai thác gỗ rừng trồng 132 nghìn m3, đạt 132% kế hoạch (giảm 4,41% so với cùng kỳ).

Trong năm công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh có chuyển biến rõ nét. Các vụ vi phạm lâm luật được điều tra xử lý nghiêm. Việc chuyển mục đích sử dụng rừng được kiểm soát chặt chẽ. Ý thức của chính quyền, cán bộ và nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngày càng nâng cao. Trồng mới 6.211 ha rừng, đạt 88,73% kế hoạch. Phát hiện 520 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, giảm 153 vụ so với cùng kỳ([3]); đã xử lý hành chính 467 vụ, hình sự 25 vụ; tịch thu 1.019,17 m3 gỗ các loại; nộp ngân sách nhà nước trên 2,6 tỷ đồng. UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống cháy rừng trong mùa khô; ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh với các tỉnh lân cận (Đăk Lăk, Kon Tum, Phú Yên, Bình Định). Tuy nhiên vẫn xảy ra 01 vụ cháy rừng tại lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai, huyện Ia Grai vào ngày 09/3, thiệt hại 57,6 ha (là diện tích rừng trồng thay thế chưa thành rừng), UBND tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm.

- Thu tiền dịch vụ môi trường rừng ước đạt 128 tỷ đồng, bằng 123% kế hoạch, tăng 49% so với cùng kỳ (trong đó thu tiền trồng rừng thay thế 5,6 tỷ đồng); chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đạt 100% so với số thu thực tế trong năm.

1.2. Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được đặc biệt quan tâm. Năm 2018 trên địa bàn tỉnh không xảy ra khô hạn. Tuy ảnh hưởng của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đã gây ra mưa lớn và kéo dài trên địa bàn nhưng không gây thiệt hại nhiều đến đời sống của nhân dân và sản xuất. 

1.3. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới:

Trong năm, toàn tỉnh tập trung triển khai xây dựng bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020. Ban hành danh mục dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018- 2020. Tập trung chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, có 28 làng thuộc 26 xã của 17 huyện, thị xã, thành phố đăng ký xây dựng mô hình điểm làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Đã huy động, lồng ghép trên 3.031,5 tỷ đồng từ các nguồn vốn để thực hiện Chương trình, trong đó vốn ngân sách nhà nước 1.780,7 tỷ đồng, gồm: vốn đầu tư trực tiếp 700,46 tỷ đồng (ngân sách trung ương 214,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương 485,86 tỷ đồng), vốn lồng ghép 1.080,24 tỷ đồng; vốn ngoài ngân sách 1.250,8 triệu đồng (vốn tín dụng 1.053,7 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 54,4 tỷ đồng, cộng đồng dân cư đóng góp 142,7 tỷ đồng). Dự kiến đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên toàn tỉnh là 60 xã, đạt tỷ lệ 32,6%.

1.4. Công nghiệp: Tình hình thời tiết diễn biến thuận lợi đã đảm bảo nguồn nguyên liệu, phát huy hiệu quả công suất thiết kế của các nhà máy chế biến và các nhà máy thủy điện. Bên cạnh đó, một số nhà máy đầu tư mới đã đi vào hoạt động như: Nhà máy điện mặt trời - Công ty cổ phần Điện Gia Lai (công suất 49MW); nhà máy thủy điện Krông Pa 2 (15MW); nhà máy thủy điện Ayun Trung (13,5 MW); nhà máy thủy điện Pleikeo (10,5MW) góp phần cho ngành công nghiệp đạt mục tiêu kế hoạch đề ra và tăng so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 19.693 tỷ đồng, bằng 100,15% kế hoạch, tăng 8,92% so với cùng kỳ; trong đó công nghiệp khai khoáng đạt 76,67% kế hoạch, giảm 19,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 100,02% kế hoạch, tăng 11,47%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước đạt 101,26% kế hoạch, tăng 5,44%; công nghiệp cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 100,26% kế hoạch, tăng 6,86%([4]).

Hiện 222/222 xã, phường, thị trấn của tỉnh đã có điện lưới quốc gia, với 330.520 hộ dân sử dụng điện, đạt 99,46%. Toàn tỉnh có 47 công trình thủy điện (08 công trình thuỷ điện lớn, 39 công trình thuỷ điện vừa và nhỏ), 02 công trình điện sinh khối và 01 công trình điện mặt trời đã đưa vào sản xuất với công suất 2.434,45 MW. Năm 2018 toàn tỉnh tiết kiệm hơn 17,5 triệu Kwh (tương đương 33,1 tỷ đồng).

Khu Công nghiệp Trà Đa thu hút thêm 06 dự án với tổng vốn đăng ký 174 tỷ đồng. Hiện có 48 nhà đầu tư triển khai 53 dự án (có 04 dự án FDI), tổng vốn đầu tư đăng ký 2.008 tỷ đồng; có 36 dự án đã đi vào hoạt động, giá trị sản xuất ước đạt 3.109,5 tỷ đồng (tăng 56% so với cùng kỳ), nộp ngân sách nhà nước 34,5 tỷ đồng (tăng 2%), kim ngạch xuất khẩu đạt 179,9 triệu USD (tăng 14%), giải quyết việc làm cho 1.834 lao động (tăng 1%), với mức lương bình quân 5,1 triệu đồng/người/tháng.

Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thu hút thêm 06 dự án với tổng vốn đăng ký 339,9 tỷ đồng. Hiện có 21 nhà đầu tư triển khai 28 dự án, tổng vốn đăng ký 727,7 tỷ đồng; trong đó có 11 dự án đã đi vào hoạt động, tổng doanh thu ước đạt 1.309,7 tỷ đồng; nộp ngân sách 76,44 tỷ đồng, giảm 17%; kim ngạch xuất, nhập khẩu qua Cửa khẩu đạt 90 triệu USD (trong đó kim ngạch xuất khẩu 19 triệu USD, nhập khẩu 71 triệu USD), giảm 39% chủ yếu do giảm nhập mặt hàng gỗ nguyên liệu và sắn lát; giải quyết việc làm cho 120 lao động, với mức lương bình quân 4,1 triệu đồng/người/tháng.

Khu Công nghiệp Nam Pleiku đang được nhà đầu tư hoàn tất các thủ tục để triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng. Đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 13 cụm công nghiệp của các huyện, thị xã, thành phố; có 05 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút 58 dự án đầu tư (trong đó có 17 dự án đã đi vào hoạt động), tổng vốn đăng ký gần 1.000 tỷ đồng.

1.5. Đầu tư - xây dựng:

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 22.500 tỷ đồng, đạt 102,27% kế hoạch, tăng 18,68% so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 phần do tỉnh quản lý là 3.276,71 tỷ đồng. Ước đến ngày 30/11/2018, khối lượng thực hiện 1.650 tỷ đồng, giải ngân 1.970 tỷ đồng, đạt 60,1% kế hoạch (Vốn cân đối ngân sách tỉnh giải ngân 950 tỷ đồng, đạt 61,6% kế hoạch, vốn ngân sách trung ương giải ngân 1.020 tỷ đồng, đạt 58,8% kế hoạch). UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đảm bảo hoàn thành kế hoạch, nên tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản năm 2018 có chuyển biến tích cực.

Tỉnh đã làm việc với Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và đã được bổ sung vào kế hoạch trung hạn 2016-2020 đối với các dự án thủy lợi cấp bách như dự án đầu tư hồ chứa nước Plei Thơ Ga, hồ chứa nước Tầu Dầu, thủy lợi Plei Keo… Đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các tuyến đường giao thông quan trọng (đường Hồ Chí Minh đoạn tránh thành phố Pleiku, đoạn tránh thị trấn Chư Sê, cầu 110, đường liên huyện Chư Păh - Ia Grai - Chư Prông - Đức Cơ);

Chỉ đạo các sở, ngành, địa phường tăng cường công tác phối hợp, quản lý trật tự xây dựng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường tránh đô thị.

1.6. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch: Thành phố Pleiku hoàn thành các thủ tục đô thị loại I. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư các quy hoạch đã được phê duyệt còn hiệu lực; các quy hoạch đang tiến hành lập, đã được lập, điều chỉnh, thẩm định mà chưa được phê duyệt; các quy hoạch đã được lập, điều chỉnh mà chưa được thẩm định theo quy định. Đồng thời rà soát, đề xuất bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa dịch vụ, sản phẩm được sản xuất tiêu thụ không còn phù hợp; tập trung triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thời kỳ 2021-2030.

1.7. Thương mại - xuất nhập khẩu:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 58.300 tỷ đồng, bằng 101,39% kế hoạch, tăng 13,53% so với cùng kỳ. Nhìn chung lượng hàng hoá dồi dào, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu ngày tăng cao của nhân dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, các kỳ nghỉ lễ. Hình thức mua sắm, bán hàng qua mạng phát triển mạnh. Các doanh nghiệp tích cực thực hiện Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, cung ứng hàng hóa thiết yếu đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,21% so với tháng 9, tăng 3,18% so với cùng kỳ và tăng 2,49% so với cuối năm 2017. Tính chung 10 tháng chỉ số CPI tăng 3,04% so với cùng kỳ.

Các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Từ đầu năm đến nay các lực lượng thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh đã phát hiện 3.756 vụ vi phạm, khởi tố xử lý hình sự 35 vụ, xử lý vi phạm hành chính 2.932 vụ; xử phạt vi phạm và bán hàng hóa tịch thu với số tiền gần 38,9 tỷ đồng. Thực hiện việc bàn giao Chi cục Quản lý thị trường về Bộ Công Thương theo quy định.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2018 ước thực hiện 470 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 4,44% so với cùng kỳ. Mặc dù giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như: cà phê, cao su, tiêu hạt... giảm so với cùng kỳ nhưng khối lượng xuất khẩu các mặt hàng cà phê, cao su tăng đã làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu([5]).

Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90 triệu USD, đạt 104,65% kế hoạch, giảm 31,29% so với cùng kỳ. Chủ yếu do giảm nhập mặt hàng gỗ nguyên liệu và sắn lát.

1.8. Tài chính - Ngân hàng:

a) Tài chính: Thu ngân sách nhà nước năm 2018 trên địa bàn đạt 4.505,5 tỷ đồng, bằng 113,1% dự toán trung ương giao, bằng 107,3% dự toán HĐND tỉnh giao (bằng 100,12% kế hoạch phấn đấu), tăng 6,1% so với cùng kỳ; trong đó thu từ DNNN trung ương đạt 110%, thu từ DNNN địa phương đạt 100%, khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 100,1%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 600%, thuế thu nhập cá nhân đạt 101,8%, thuế bảo vệ môi trường đạt 91,2%, thu tiền sử dụng đất đạt 147,5%.

Tổng chi ngân sách địa phương năm 2018 đạt 11.275,1 tỷ đồng, bằng 98% dự toán trung ương giao, 93,9% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 13,2% so với cùng kỳ. Thực hiện đúng quy định việc tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của từng địa phương, cơ quan, đơn vị với số tiền 200,4 tỷ đồng (ngân sách cấp tỉnh 84,2 tỷ đồng,  ngân sách cấp huyện 116,2 tỷ đồng). Đảm bảo kịp thời các nhiệm vụ chi mà dự toán HĐND tỉnh đã thông qua và các nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng,... UBND tỉnh đã ban hành chương trình hành động và triển khai thực hiện nghiêm túc việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện đúng quy định về mua sắm tập trung, mua sắm tài sản chuyên dùng; rà soát việc sở hữu nhà - đất; thực hiện nghiêm các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước (có báo cáo chuyên đề số 2357/UBND-KTTH ngày 23/10/2018 và số 2484/UBND-KTTH ngày 05/11/2018).

b) Ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đã điều hành linh hoạt các công cụ, chính sách tiền tệ để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, chấp hành nghiêm túc các mức lại suất huy động, cho vay tối đa. Các chi nhánh ngân hàng thương mại tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi như: Cho vay tái canh cà phê, hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, tưới tiết kiệm nước, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, chương trình bình ổn thị trường, cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, bố trí vốn cho vay đối với các lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên... Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đến cuối năm 2018 ước đạt 36.465 tỷ đồng, tăng 13% so với so với cùng kỳ; tổng dư nợ cho vay 87.600 tỷ đồng, tăng 12,1%; nợ xấu chiếm 1,83% tổng dư nợ, tăng 0,63%. Năm 2018, tỉnh đã tiếp tục bổ sung 15 tỷ đồng vốn ngân sách tỉnh, ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách (tổng vốn ủy thác từ ngân sách tỉnh đến nay là 100 tỷ đồng).

1.9. Giao thông vận tải: Tiếp tục tăng cường năng lực vận tải, bảo đảm an toàn kỹ thuật của các phương tiện vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân đi lại, nhất là trong dịp Tết nguyên đán, các đợt nghỉ lễ. Trên địa bàn tỉnh hiện có 27 hợp tác xã và 487 đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ, với 3.921 phương tiện; có 09 bến xe khách (08 bến xe hoạt động theo mô hình xã hội hóa); 10 cơ sở đào tạo lái xe (05 cơ sở có chức năng đào tạo lái xe ô tô); 10 trung tâm sát hạch lái xe; 06 dây chuyền kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ. Công tác tuyên truyền, phổ biến đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ lái xe, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, về quản lý giá cước vận tải, việc đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe và quản lý phương tiện được tăng cường. Doanh thu vận tải ước đạt 5.090 tỷ đồng, bằng 92,1% kế hoạch, tăng 9,27 so với cùng kỳ.

Cảng Hàng không Pleiku có 03 chuyến bay/ngày tuyến Gia Lai - TP. Hồ Chí Minh (và ngược lại), 02 chuyến/ngày Gia Lai - Hà Nội, 03 chuyến/tuần Gia Lai - Hải Phòng, Gia Lai - Nghệ An. Năm 2018, các hãng hàng không đã thực hiện 3.826 chuyến bay đi và đến, vận chuyển gần 628.913 lượt hành khách, 658 tấn hàng hóa. Từ ngày 24/3/2018, Công ty Dịch vụ Hàng không Vasco đã ngừng khai thác đường bay từ Pleiku - Đà Nẵng và ngược lại. Tỉnh đang xúc tiến làm việc với Cục Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không để đề nghị đầu tư mở rộng nhà ga hành khách Cảng Hàng không Pleiku, mở lại đường bay Pleiku đi Đà Nẵng và mở mới một số đường bay mới.

1.10. Tài nguyên và môi trường: Tập trung quản lý quy hoạch, triển khai kế hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên khoáng sản. Tiếp tục rà soát lại các quỹ đất để xây dựng thông tin cụ thể nhằm kêu gọi đầu tư. Ban hành quy định về hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất và diện tích tối thiểu được phép tách thửa; quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Tiếp tục thực hiện Đề án điều tra, đánh giá khoanh định vùng cấm và vùng hạn chế khai thác sử dụng nước dưới đất. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường 27 dự án; phương án cải tạo, phục hồi môi trường 17 dự án. Tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản, nhất là khai thác cát, sỏi.

Trước tình hình phân lô, bán nền phá vỡ quy hoạch chung, UBND tỉnh đã thành lập đoàn thanh tra liên ngành, tổ chức thanh tra việc san lấp, phân lô, tách thửa, bán nền, xây dựng công trình, nhà ở trên địa bàn thành phố Pleiku và khu vực rừng thông xã Ia Dêr, huyện Ia Grai từ năm 2011; đã ban hành kết luận thanh tra số 2405/KL-UBND ngày 26/10/2018 kết luận các sai phạm, chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan.

Đến ngày 31/10/2018, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đạt 96,37%, với diện tích 987.657,92 ha và 783.627 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất của tổ chức đạt 99,76%, đất hộ gia đình, cá nhân đạt 91,61%). (có phụ lục số 3 kèm theo)

2. Công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, kinh tế tập thể:

- Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2017 của tỉnh đứng thứ 43 toàn quốc, đứng thứ 3 khu vực Tây Nguyên, tăng 03 bậc so với năm 2016([6]). Theo công bố của Bộ Nội vụ, chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2017 của tỉnh đứng thứ 50/63 tỉnh, thành phố, với chỉ số trung bình đạt 73,68, giảm 25 bậc so với năm 2016 và đứng thứ 3 khu vực Tây Nguyên([7]).

- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1991/KH-UBND ngày 10/9/2018 về việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2018 và các năm tiếp theo của tỉnh; Kế hoạch hành động số 1147/KH-UBND ngày 31/5/2018 thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2018 và những năm tiếp theo. Củng cố, kiện toàn Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh.. Tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, diễn đàn doanh nghiệp. Chú trọng tham vấn ý kiến của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng các quy định có liên quan, ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, góp phần quảng bá sản phẩm.

- Thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh từ ngày 04/9/2018, tính đến hết ngày 15/11/2018 đã tiếp nhận và giải quyết 6.006 hồ sơ, không có hồ sơ trễ hạn.

- Có 772 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 100,03% kế hoạch, tăng 24,5% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký 4.450 tỷ đồng, tăng 31,3%. Có 69 doanh nghiệp giải thể (tăng 6,3%), 119 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động (tăng 4,2%). Toàn tỉnh hiện có 4.892 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 89.998 tỷ đồng. Nhìn chung hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (biểu số 4 kèm theo).

- Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là trong công tác cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục có chuyển biến tích cực. 100% các thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh được cung cấp trên cổng thông tin điện tử, dịch vụ hành chính công trực tuyến. Các sở, ngành, địa phương đã cung cấp hơn 1.492 thủ tục hành chính công trực tuyến mức độ 2; 326 thủ tục mức độ 3 và 117 thủ tục mức độ 4; có 17/17 UBND cấp huyện, 18 đơn vị cấp sở, ban, ngành đã được triển khai mô hình “Một cửa điện tử liên thông"; nghiên cứu ứng dụng Zalo để phục vụ công dân, doanh nghiệp theo dõi, tra cứu tình trạng hồ sơ thủ tục hành chính. Đã triển khai bước đầu việc giao, đôn đốc và nhắc việc qua tin nhắn SMS đến lãnh đạo các sở, ngành, địa phương. Một số thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã rút ngắn được thời gian giải quyết hồ sơ như: Thời gian thành lập doanh nghiệp hiện còn 1,5 ngày (quy định là 3 ngày), cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 01 ngày (quy định là 5 ngày), giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh là 21 ngày (quy định là 35 ngày), có 100% đơn vị đã nộp thuế điện tử…

- Tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Gia Lai năm 2018 và chuẩn bị phối hợp với Trường đại học Tôn Đức Thắng tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư. Tình hình kêu gọi đầu tư có chuyển biến tích cực, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế đã quan tâm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư. Năm 2018, có 58 dự án được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký 6.018 tỷ đồng, có 32 dự án hoàn thành đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, với tổng vốn đầu tư ước đạt 4.617 tỷ đồng([8]). Hiện có khoảng 92 dự án đang triển khai đầu tư, với số vốn 9.872 tỷ đồng; hơn 66 dự án được các doanh nghiệp quan tâm lập thủ tục đầu tư với số vốn khoảng 25.000 tỷ đồng (Ngoài ra còn có 32 dự án điện mặt trời, điện gió của 23 nhà đầu tư được tỉnh cho khảo sát với quy mô 3.951 MW, với số vốn dự kiến trên 86.000 tỷ đồng).

- Hoàn thành công tác cổ phân hóa tại Công ty TNHH MTV Cà Phê Gia Lai, Công ty TNHH MTV Chè Biển Hồ. Đến nay, tỉnh Gia Lai đã hoàn thành việc sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý.

- Công tác phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được chỉ đạo quyết liệt và bước đầu có chuyển biến. Các hợp tác xã sau chuyển đổi đã từng bước khắc phục tồn tại, yếu kém, tổ chức lại hoạt động, bổ sung thêm ngành nghề mới, đẩy mạnh liên doanh, liên kết. Từ đầu năm đến nay có 57 hợp tác xã thành mới, đạt 190% kế hoạch; toàn tỉnh hiện có 195 hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012 (gồm 141 HTX nông nghiệp, 25 HTX vận tải, 10 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 08 HTX xây dựng, 05 HTX thương mại và 06 quỹ tín dụng nhân dân) với 16.473 thành viên và giải quyết việc làm cho 1.710 lao động; doanh thu ước đạt 63,7 tỷ đồng. Có 21 hợp tác xã được giao đất, cho thuê đất; 09 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

3. Về văn hoá - xã hội: (có biểu số 5 kèm theo)

3.1. Giáo dục - Đào tạo: Hoạt động dạy và học đảm bảo theo kế hoạch, các đề án, kế hoạch, chương trình phát triển giáo dục - đào tào, các nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2018-2019 được toàn ngành thực hiện nghiêm túc, tích cực. Các chế độ, chính sách đối với giáo viên và học sinh được thiện hiện đúng, đủ và kịp thời. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 được tổ chức nghiêm túc, an toàn; tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 đạt 95,55%, (tăng 2,71% so với năm 2017).

Toàn tỉnh hiện có 787 trường mầm non, phổ thông (giảm 59 trường so với năm học 2017-2018, do triển khai đề án sáp nhập trường, lớp trên địa bàn tỉnh) với 11.397 lớp và 388.176 học sinh; tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 88% (đạt kế hoạch);  có 390 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 36,8% (kế hoạch là 33%). UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học; thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh việc dạy thêm học thêm, phòng chống tai nạn đuối nước, không để xảy ra tình trạng lạm thu trong trường học.

Tập trung kiện toàn, sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, đội ngũ giáo viên trong ngành theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương, đảm bảo phù hợp với quy mô, chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục hiện nay.

3.2. Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình:

Đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương và Chương trình hành động của Chính phủ về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới. Mạng lưới và nguồn lực y tế không ngừng được củng cố và phát triển. Toàn tỉnh hiện có 3.790 giường bệnh (tuyến tỉnh 2.060 giường, tuyến huyện 1.730 giường), đạt tỷ lệ 26 giường bệnh/vạn dân; 4.475 cán bộ y tế (trong đó 1.127 bác sỹ, 328 dược sĩ), có 2.082 nhân viên y tế thôn bản, đạt tỷ lệ 7,73 bác sĩ/vạn dân; 88% số xã có bác sỹ; 100% số xã có nữ hộ sinh. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 77,5%.

Công tác xã hội hóa y tế được chú trọng, đã góp phần tích cực trong việc khám chữa bệnh và giảm tải các bệnh viện công lập, đặc biệt là các bệnh viện tuyến tỉnh. Toàn tỉnh có 668 cơ sở hành nghề y tư nhân và 665 cơ sở hành nghề dược tư nhân; Trung tâm Y tế thành phố Pleiku đã triển khai phòng lọc thận nhân tạo với tổng cộng 07 máy chạy thận nhân tạo (trong đó có 05 máy do tư nhân tham gia đầu tư); Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai hoạt động có hiệu quả, hàng năm khám chữa bệnh gần 250.000 lượt bệnh nhân; Bệnh viện Mắt Cao Nguyên hoạt động từ 01/7/2018 với nhân lực ban đầu là 68 người, đảm nhận điều trị các bệnh về mắt.

Trên địa bàn không xảy ra dịch bệnh lớn. Các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa và hô hấp giảm so với cùng kỳ. Công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết được triển khai quyết liệt (toàn tỉnh có 1.960 ca mắc, không có tử vong, giảm 14,89% so với cùng kỳ). Có 2.027.511 lượt người khám bệnh tại các cơ sở y tế (có 1.429.180 lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế). Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 97%; khám và điều trị cho 960 bệnh nhân sốt rét; phát hiện 13 bệnh nhân phong, 602 bệnh nhân lao, 130 bệnh nhân tâm thần, 54 bệnh nhân nhiễm HIV, 16 bệnh nhân AIDS mới, có 20 bệnh nhân AIDS bị tử vong.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm; đã kiểm tra 6.543 cơ sở, phát hiện 1.211 cơ sở vi phạm. Trong năm đã xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm tại xã Ia Ko, huyện Chư Sê (có 25 người nhập viện, không có tử vong), nguyên nhân do ăn thịt gà chết có tồn dư thuốc diệt chuột Fokeba 20CP.

3.3. Văn hoá - Thể thao - Du lịch:

Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc được quan tâm. Tập trung đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Chú trọng tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống và phòng chống bạo lực gia đình, ngăn ngừa các hành vi ngược đãi. Các hoạt động nhân dịp Tết Nguyên đán, các ngày lễ, kỷ niệm, các sự kiện nổi bật của tỉnh được tổ chức chu đáo. Hoàn thành công trình Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa căn cứ địa cách mạng Khu 10, xã Krong, huyện Kbang; xếp hạng di tích cấp tỉnh cho Di tích khảo cổ thời đại đá cũ Gò Đá và Rộc Tưng (thị xã An Khê), Khu lưu niệm anh hùng Wừu (huyện Đak Đoa),...; nghiên cứu, sưu tầm văn hoá truyền thống tại khu vực dự kiến xây dựng công viên địa chất tỉnh Gia Lai. Xây dựng kế hoạch tổ chức Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018.

 Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020. Đa dạng hóa các hoạt động thể dục thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện của nhân dân. Đã tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Gia Lai lần thứ VIII - năm 2018, Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân 2018; tổ chức thành công 18 giải thể thao tại tỉnh và tham gia thi đấu 28 giải thể thao khu vực và toàn quốc; phối hợp với Tổng cục TDTT đăng cai tổ chức thành công 05 giải thể thao toàn quốc; phối hợp với Báo Thanh niên, Câu lạc bộ bóng đá HAGL đăng cai tổ chức thành công giải bóng đá U19 Quốc tế Cúp Báo Thanh niên năm 2018,...

Hoạt động quảng bá, xúc tiến, liên kết phát triển du lịch được chú trọng; bên cạnh việc phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn quảng bá du lịch tỉnh; đã phối hợp với một số tỉnh tổ chức khảo sát xây dựng sản phẩm liên kết phát triển sản phẩm và quảng bá du lịch, các điểm du lịch trên địa bàn để kết nối tour giữa các địa phương; phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông triển khai quảng bá du lịch của tỉnh qua dịch vụ tin nhắn SMS, việc tuyên truyền trên các trang mạng xã hội, Facebook đã phát huy hiệu quả, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan du lịch như: Chư Đăng Ya, Vườn chè Bàu Cạn, Biển Hồ, Thác Mơ, đồi cỏ hồng Đak Đoa... Trên địa bàn tỉnh hiện 90 cơ sở lưu trú với tổng số 2.150 buồng (60 khách sạn xếp hạng 1-4 sao); có 10 doanh nghiệp lữ hành (03 doanh nghiệp lữ hành quốc tế). Năm 2018, ước có 621.000 lượt khách đến tỉnh, tăng 23% so với cùng kỳ, (trong đó khách quốc tế 14.000 lượt), doanh thu du lịch ước đạt 305 tỷ đồng, tăng 24%.

3.4. Thông tin - truyền thông - Phát thanh truyền hình:

Triển khai xây dựng đề án “Xây dựng thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh". Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là trong công tác cải cách hành chính tiếp tục có chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh có 577 đơn vị có trang thông tin điện tử (15 cơ quan Đảng, hội, đoàn thể; 78 cơ quan nhà nước; 483 doanh nghiệp, tổ chức khác; 01 báo điện tử). 100% các thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử. 100% sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đã đưa vào sử dụng hiệu quả hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Trong năm đã xử lý hơn 1.520 cuộc tấn công khai thác lỗ hỏng bảo mật.

Cơ sở hạ tầng, các thiết bị thuộc mạng lưới bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định. Toàn tỉnh có 1.518 trạm thu phát sóng (BTS). Tỷ lệ thuê bao điện thoại đạt 89,14% thuê bao/100 dân; tỷ lệ sử dụng Internet đạt 50,02%. Doanh thu bưu chính, viễn thông ước đạt 1.681 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.

Có 04 cơ quan báo chí địa phương và 23 cơ quan có văn phòng đại diện hoặc phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã tổ chức gặp mặt báo chí, thực hiện đúng quy định về họp báo định kỳ, cung cấp cho các cơ quan báo chí thông tin chính thức, làm rõ những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm.

3.5. Lao động - Thương binh và Xã hội:

Phát huy truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn", thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa". Tổ chức trọng thể Lễ đón, truy điệu và an táng 21 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ ở Campuchia về Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ; đã giải quyết 726 hồ sơ người có công. Nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 đã cấp 29.209 suất quà của Chủ tịch nước; 12.108 suất quà từ ngân sách tỉnh; 13.000 suất quà từ ngân sách huyện, 332 suất từ ngân sách xã, 938 suất quà của các doanh nghiệp cho các đối tương chính sách. Phát hành tập sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Gia Lai; toàn tỉnh hiện có 21 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận chăm sóc.

UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, với nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu không còn hộ nghèo là người có công, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 10,04% (còn 34.873 hộ nghèo), giảm 3,3% so với năm 2017. Thực hiện cấp phát 648,81 tấn gạo cứu đói trong dịp Tết Nguyên đán năm 2018 cho 43.254 khẩu của 14 huyện; cấp phát 617,01 tấn gạo cứu đói trong thời gian giáp hạt năm 2018 cho 41.134 khẩu.

Trong năm đã giải quyết việc làm 25.130 lao động, đạt 100,5% kế hoạch, tăng 0,28% so với cùng kỳ, trong đó: Xuất khẩu lao động 1.430 người, đạt 102,1% kế hoạch, tăng 2,5%. Tuyển sinh đào tạo nghề các cấp cho 12.223 người, đạt 100,02% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ước đạt 33%.

Có 1.293.188 người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 88,56% dân số toàn tỉnh, đạt 100,55% kế hoạch, tăng 1,45% so với cùng kỳ; 81.115 người tham gia bảo hiểm xã hội, đạt 92,4% kế hoạch, tăng 1,52% (79.961 người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, 1.154 người tham gia bảo hiểm tự nguyện); 64.778 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 1,5%. Tổng thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ước trên 2.200 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên 2.704 tỷ đồng, đạt 105,3% kế hoạch. Các đơn vị còn nợ các loại bảo hiểm 89,9 tỷ đồng (trong đó nợ bảo hiểm xã hội 75,8 tỷ đồng, nợ bảo hiểm thất nghiệp 4,9 tỷ đồng, nợ bảo hiểm y tế 8,2 tỷ đồng và 106 đơn vị, doanh nghiệp nợ khó đòi đã theo dõi riêng với số tiền nợ 11,6 tỷ đồng).

3.6. Khoa học và công nghệ:

Các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học - công nghệ từng bước gắn với thực tiễn. Các doanh nghiệp, người dân đã chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất. Năm 2018, triển khai 58 nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ (có 07 dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi của Bộ Khoa học và Công nghệ, 34 đề tài, dự án cấp tỉnh, 17 nhiệm vụ cấp huyện). Ngân sách tỉnh đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ là 9.174 triệu đồng, ngân sách huyện đầu tư 6.290 triệu đồng, vốn đối ứng 18.290 triệu đồng (chủ yếu từ hộ dân tham gia).

Tiếp tục triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - hỗ trợ phát triển một số thương hiệu, nhãn hiệu chủ lực của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020 theo hướng phát huy được các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, sự tham gia xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, địa phương. Tư vấn và hướng dẫn 200 tổ chức, cá nhân về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cấp nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Thiện" và “Rau An Khê"; hướng dẫn 08 doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký mã số mã vạch theo quy định; tiếp nhận 10 hồ sơ công bố sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp hợp chuẩn. Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, theo dõi tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính các cấp; đến nay đã có 212/222 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng và công bố hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đạt 95,5%. Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn 8.640 phương tiện đo lường (trong đó có 34 phương tiện đo không đạt); thử nghiệm 2.050 mẫu sản phẩm.

3.7. Công tác dân tộc, tôn giáo:

a) Công tác dân tộc: Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng. Mạng lưới trạm y tế, nhà văn hóa, trường học (nhất là các trường dân tộc nội trú) được tập trung đầu tư, nâng cấp. Tập trung thực hiện các chính sách dân tộc (theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg, Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Tổ chức rà soát Đề án thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh báo cáo Ủy ban Dân tộc, với kinh phí Đề án là 546,4 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, đã cấp 61,86 tấn giống cây trồng, 1.445,5 tấn phân bón, 2.000 con bò giống, 3.562,3 tấn muối Iốt, đạt 100% kế hoạch. Bố trí 169,63 tỷ đồng từ Chương trình 135 thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất cho 65 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới và 238 thôn đặc biệt khó khăn.

b) Công tác tôn giáo: Bên cạnh việc tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo, UBND tỉnh, các sở, ngành và các địa phương đã tạo điều kiện và giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của tổ chức và cá nhân tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.

3.8. Công tác phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh: UBND tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể đã tăng cường giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của UBND các cấp, các sở, ban ngành. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giám sát đầu tư cộng đồng. Hướng dẫn và tổ chức cho nhân dân tham gia phản biện xã hội đối với nhiều chính sách của Nhà nước trước khi ban hành.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai sâu rộng nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện có hiệu quả cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tổ chức tốt ngày “Hội đoàn kết các dân tộc“ ở khu dân cư trên toàn tỉnh nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tự lực tự cường, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo nền tảng tư tưởng vững chắc. Các phong trào, cuộc vận động, hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo, thực hành tiết kiệm, an sinh xã hội, triển khai tháng cao điểm “vì người nghèo", ủng hộ đồng bào bị bão lụt được đông đảo tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.

4. Lĩnh vực nội chính:

4.1. Công tác đảm bảo an ninh chính trị, quốc phòng, quân sự địa phương: Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tiếp tục được giữ vững ổn định; các lực lượng chức năng duy trì nghiêm kỷ luật quân đội, chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, tổ chức tuần tra canh gác bảo đảm an toàn, tăng cường bám địa bàn, nắm dân và phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở thực hiện các biện pháp công tác bảo vệ biên giới, ngăn chặn vượt biên, quản lý tạm trú tại khu vực biên giới; gọi hỏi, răn đe các đối tượng liên quan hoạt động Fulro, “Tin lành Đê ga", tà đạo “Hà Mòn"; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa 3 lực lượng công an, quân sự, biên phòng. Tổ chức giao quân năm 2018 đạt 100% kế hoạch (2.200 quân). Diễn tập chỉ huy - tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ, có một phần thực binh trên địa bàn Tây Nguyên theo kế hoạch của Quân khu 5 và diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện năm 2018 (Chư Pưh, Chư Sê, Ia Grai, Ia Pa) đạt kết quả tốt. Tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2013-2018.

4.3. Công tác nội vụ: Triển khai thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp bộ máy hành chính theo quy định của Trung ương và Tỉnh ủy (Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017; Kế hoạch số 120-KH/TU ngày 19/3/2018 và Chương trình số 64-CTr/TU ngày 05/6/2018 của Tỉnh ủy). Rà soát, đánh giá thực trạng bằng cấp, tiêu chuẩn công chức, tiêu chí việc làm của từng cán bộ, nhân viên, từng đơn vị; xác định lại vị trí việc làm, giảm bớt đầu mối trung gian; sắp xếp lại bộ máy hành chính đảm bảo đạt năng suất lao động ngày càng tốt hơn. Phê duyệt sửa đổi, bổ sung Kế hoạch tinh giản biên chế của tỉnh giai đoạn 2015-2021. Đã phê duyệt 86 thí sinh trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2017. Thực hiện đúng quy định, kịp thời công tác quản lý nhà nước về chính quyền địa phương, công tác cán bộ, chính sách đối với cán bộ công chức như quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, nâng lương, kỷ luật,... Tăng cường kiểm tra việc chấp hành giờ giấc làm việc của cán bộ, công chức, viên chức.

Công tác thi đua khen thưởng được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp đã tích cực hưởng ứng và phát động các phong trào thi đua sâu rộng, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương; nhất là phát động thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc - Ngày Truyền thống thi đua yêu nước (11/6/1948 - 11/6/2018). Tổ chức cuộc thi viết “Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc" tỉnh Gia Lai  lần thứ III.

4.4. Công tác tư pháp: Việc tuyên truyền, triển khai các văn bản pháp luật mới được thực hiện kịp thời. Công tác thẩm định, góp ý, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. UBND tỉnh đã ban hành 26 văn bản quy phạm pháp luật, công bố mới 1.213 thủ tục hành chính, sửa đổi 03 thủ tục hành chính, bãi bỏ 617 thủ tục hành chính; ban hành Kế hoạch triển khai công tác pháp chế và công tác văn bản quy phạm pháp luật năm 2018; Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2018 - 2020" trên địa bàn tỉnh. Triển khai kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Cấp 2.714 phiếu lý lịch tư pháp; trợ giúp pháp lý 1.183 vụ việc. Các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện 6.985 việc.

4.5. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng (có báo cáo chuyên đề số 132/BC-UBND ngày 08/11/2018 kèm theo):

Thực hiện đúng quy định về công tác thanh tra, không để xảy ra tình trạng thanh tra chồng chéo, trùng lặp; thời gian, nội dung thanh tra được công khai trước cho các đoan vị biết. Trong năm đã triển khai 146 cuộc thanh tra hành chính tại 174 đơn vị; đã kết thúc 119 cuộc tại 140 đơn vị, phát hiện 90 đơn vị sai phạm với số tiền trên 44,6 tỷ đồng; đã chỉ đạo thu hồi nộp ngân sách gần 22 tỷ đồng; chuyển 05 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra; tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với 32 tập thể, 103 cá nhân (đã nộp hơn 11,2 tỷ đồng vào ngân sách). Triến khai 78 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 2.596 tổ chức, cơ sở, cá nhân; phát hiện 414 tổ chức, 611 cá nhân vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính hơn 8,0 tỷ đồng (đã nộp gần 6,7 tỷ đồng vào ngân sách). 

Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo thường xuyên; kịp thời giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện của công dân, nhất là những vụ khiếu kiện đông người, phức tạp. Đã tiếp 3.494 lượt công dân (cấp tỉnh 787 lượt, cấp huyện 1.278 lượt, cấp xã 1.429 lượt); có 06 đoàn khiếu nại, kiến nghị đông người (81 người) đến Trụ sở tiếp công dân tỉnh.

Trong năm có 116 đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước (có 18 vụ năm 2017 chuyển sang); đã xác minh, giải quyết xong 105 vụ, đạt 90,5%.

4.6. Ngoại vụ: Duy trì tốt mối quan hệ truyền thống với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, đã tổ chức đi thăm, chúc Tết cổ truyền các tỉnh Attapeu, Champasak - Lào và các tỉnh Ratanakiri, Stung Treng, Preah Vihear - Campuchia; đi thăm, hỗ trợ khắc phục sự cố vỡ đập thủy điện tại tỉnh Attapeu - Lào. Tăng cường công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế, nhất là ngoại giao kinh tế, xúc tiến đầu tư, thúc đẩy quan hệ hợp tác theo phương châm đa dạng hóa đối tác, lĩnh vực đối tác. hiện đúng quy định công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào.

 

ĐÁNH GIÁ CHUNG:

 

Dự kiến 20/20 chỉ tiêu chủ yếu năm 2018 đều đạt và vượt kế hoạch. Các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, chỉ đạo của trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã được UBND tỉnh triển khai kịp thời. Tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực; thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; niềm tin trong nhân dân và doanh nghiệp từng bước được nâng lên. Tăng trưởng tổng sản phẩm đạt 8,0%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý. Các chương trình, dự án nông nghiệp được chú trọng thực hiện (nhất là chương trình tái canh cây cà phê, tưới tiết kiệm nước); không xảy ra dịch bệnh lớn trên cây trồng, vật nuôi. Thu ngân sách nhà nước cao nhất từ trước đến nay. Các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu, nguồn vốn huy động - cho vay ngân hàng, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đều tăng so với cùng kỳ; Công tác quản lý, bình ổn giá cả, phòng chống gian lận thương mại được triển khai quyết liệt. Tình hình kêu gọi đầu tư có khởi sắc, nhiều dự án lớn đã sớm hoàn thành, hoạt động; số doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập mới tăng khá. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, thông tin - truyền thông, lao động việc làm tiếp tục có bước phát triển; quan tâm và chăm lo các gia đình chính sách, người có công, đối tượng xã hội cộng đồng, hoàn thành việc xóa 380 hộ nghèo có công. Tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức từng bước được nâng cao. Các vấn đề bức xúc xã hội được tập trung xử lý. Công tác đối ngoại được tăng cường. An ninh chính trị, an ninh biên  giới, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất một số lĩnh vực còn khó khăn. Giá cả một số mặt hàng nông sản ở mức thấp (tiêu, cao su, cà phê…), sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế, chưa tạo được sự lan tỏa; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới chưa được một số ngành, địa phương quan tâm đúng mức; còn xảy ra một số vụ phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, chống người thi hành công vụ nổi cộm ở một số địa phương. Công tác quản lý theo quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường còn bất cập, nhất là việc san lấp, phân lô, tách thửa, bán nền, xây dựng không đúng quy định. Việc rà soát, điều chỉnh dự án tổng thể xây dựng hệ thống địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai chậm. Một số dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước vẫn chậm thủ tục, giải ngân vốn chưa đạt yêu cầu. Một số dự án kêu gọi đầu tư chậm hoàn thành thủ tục. Công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh chưa được như mong muốn; thủ tục hành chính còn phức tạp, gây khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí của doanh nghiệp; chỉ số cải cách hành chính năm 2017 giảm. Trách nhiệm của một số người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chưa cao, công tác phối hợp chưa tốt. Một bộ phận cán bộ, công chức vẫn chưa tận tâm phục vụ, cần được chấn chỉnh kịp thời. Một số sở, ngành, địa phương chưa chủ động trong triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6. Số người chết vì tai nạn giao thông tăng; phạm pháp hình sự, tội phạm ma túy, số vụ tự tử, đuối nước vẫn xảy ra nhiều; an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn phức tạp. Tình trạng vay tín dụng đen, đòi nợ thuê diễn biến phức tạp.

 

B. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019

Năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Tỉnh ta triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2019 trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước còn khó khăn, thách thức. Kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập sâu rộng, với sự cạnh tranh gay gắt hơn và xu hướng bảo hộ gia tăng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động trên nhiều phương diện, vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với biến đổi khi hậu rất lớn trong khi nguồn lực hạn hẹp, sức cạnh tranh yếu. An ninh, chính trị còn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn định. Điều đó đặt ra nhiều cơ hội và những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời dự báo những thuận lợi, khó khăn, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 được xây dựng với nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019

1.Mục tiêu tổng quát:

Chủ đề năm 2019 là “siết chặt kỷ cương hành chính, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, nâng cao chất lượng tham mưu, phối hợp của các cấp, các ngành". Tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, khắc phục các chỉ số thành phần đang thấp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển; hỗ trợ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp; đẩy mạnh các đột phá chiến lược, chủ động thu hút các nhà đầu tư, huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn; bảo đảm an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân; phát triển giáo dục - đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tận dụng các cơ hội phát triển của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch. Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường. Rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí biên chế theo hướng tinh gọn, hiệu quả; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

2. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2019:

Trên cơ sở Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã được HĐND tỉnh thông qua, phấn đấu năm 2019 đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau:

2.1. Các chỉ tiêu kinh tế:

- Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP): 8,1 - 8,2%.

+ Ngành nông lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,46 -5,59%.

+ Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 9,88 - 10,07%.

+ Ngành dịch vụ tăng 8,99%.

+ Thuế sản phẩm tăng 9,56%.

- Cơ cấu kinh tế

+ Ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản: 37,31 - 37,32%.

+ Ngành công nghiệp - Xây dựng: 28,43 - 28,45%.

+ Ngành dịch vụ: 34,26 - 34,23%.

- GRDP bình quân đầu người 49,7 - 49,8 triệu đồng/người.

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 11 xã (lũy kế 71 xã).

- Kim ngạch xuất khẩu: 500 triệu USD, tăng 6,38%.

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 5.000 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 26.000 tỷ đồng, tăng 15,56%.           

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ: 68.300 tỷ đồng, tăng 17,15%.

2.2. Các chỉ tiêu văn hóa xã hội

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,2%.

- Số lao động được tạo việc làm mới: 25.200 người.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 52%.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,04% (theo chuẩn nghèo đa chiều).

+ Mức giảm tỷ lệ nghèo: 3% (theo chuẩn nghèo đa chiều).

- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo: 88,5%.

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 42%.

- Số giường bệnh/vạn dân: 26,8.

+ Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ: 90%

+ Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế (theo chuẩn mới 2011-2020): 83%.

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 89%.

2.3. Các chỉ tiêu môi trường

- Tỷ lệ che phủ của rừng (kể cả cây cao su): 46,45%.

+ Diện tích trồng rừng trong năm: 5.015 ha.

- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh: 94%.

- Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch: 99%.

- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom: 93,5%.

II. Giải pháp phát triển các ngành và lĩnh vực  

1. Công tác chỉ đạo, điều hành:

1.1. Tiếp tục tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự giám sát của HĐND các cấp, sự phối hợp của Mặt trận, các tổ chức Đoàn thể, tạo sự đồng thuận của nhân dân, doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị tập trung khắc phục khó khăn, khai thác tối đa tiềm năng, phát huy thế mạnh của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn; quyết tâm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ năm 2019 ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm. Triển khai thực hiện cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

1.2. Thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021. Nâng cao trách nhiệm của các Ủy viên UBND tỉnh, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. Phân công, phân nhiệm rõ ràng, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Đổi mới phương thức, lề lối làm việc, tăng cường ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ. Nâng cao đạo đức, văn hóa, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là ở các cơ quan trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Thực hiện thường xuyên, hiệu quả hoạt động thanh tra trong thực thi công vụ, nhất là công tác cán bộ, kỷ luật hành chính.

1.3. Thực hiện đúng các quy định về phân cấp, giao quyền tự chủ.

- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo cáo cấp Ủy, Thường trực HĐND các quy định về phân cấp, giao quyền tự chủ của UBND tỉnh để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát.

- Các sở, ngành thuộc tỉnh, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định về phân cấp, giao quyền tự chủ.

1.4. Chuẩn bị tốt các nội dung phục vụ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và xây dựng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

1.5. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức hội, đoàn thể tiếp tục triển khai có hiệu quả việc củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; tham gia xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo; mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động công tác đối ngoại nhân dân. Tập trung tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên cùng các tầng lớp nhân dân đoàn kết, chung sức, đồng lòng, thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, triển khai thực hiện sâu rộng, có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua. Đồng thời tăng cường giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của các cấp chính quyền, nhất là trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư, chế độ, chính sách tại cơ sở.

2. Lĩnh vực kinh tế:

2.1. Tập trung triển khai xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2021-2030. Đối với các quy hoạch cần bãi bỏ theo Luật Quy hoạch, yêu cầu các sở, ngành, địa phương hướng dẫn các nội dung cần thiết có liên quan, nhằm đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành được liên tục. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt từ 8,1% đến 8,2% trở lên. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

2.2. Dự báo khả năng khô hạn có thể xảy ra vào những tháng đầu năm 2019, các sở, ngành và địa phương tập trung củng cố hệ thống thủy lợi, kênh, mương, ao hồ, đảm bảo nguồn nước để triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp.

Cụ thể hóa các chính sách để triển khai thực hiện các Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, 58/2018/NĐ-CP, 97/2018/NĐ-CP, 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ,... Triển khai các kế hoạch, chương trình hành động để tạo chuyển biến rõ nét trong phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách có hiệu quả nhất. Tăng cường thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tạo chuyển biến mạnh trong phát triển, liên kết, kết nối giữa sản xuất - chế biến - kinh doanh. Áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến. Xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện sản xuất từng vùng, từng địa phương. Đẩy mạnh việc thực hiện cơ giới hóa nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển cánh đồng lớn, tiếp tục thực hiện tái canh cây cà phê, tưới tiết kiệm nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng... Xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh. Tập trung thực hiện công tác quản lý giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nông sản.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; thực hiện các mô hình liên kết sản xuất chăn nuôi có hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với hợp tác xã, doanh nghiệp để nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi. Theo dõi, nắm chắc tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và chủ động triển khai kịp thời công tác phòng, chống dịch, nhất là dịch tả lợn châu phi.

          Kiểm soát chặt chẽ các dự án có khả năng ảnh hưởng đến rừng, đất rừng. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị chủ rừng. Tập trung triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2019 và chăm sóc rừng đã trồng; tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng; vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng. Tập trung xử lý việc chuyển đổi diện tích cao su trồng trên đất rừng nghèo bị chết và kém phát triển theo đúng quy định.

2.3. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Xây dựng lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới cho các xã đăng ký, phấn đấu có 71 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2019. Huy động toàn bộ hệ thống chính trị, nâng cao vai trò của các thành viên Ban chỉ đạo các cấp, phối hợp triển khai tốt kế hoạch quân đội tham gia xây dựng nông thôn mới. Tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực, triển khai các giải pháp then chốt, đảm bảo có hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (nhất là hồ tiêu, cà phê, mía,...) theo chuỗi giá trị gắn với phát triển hợp tác xã. Vận dụng, triển khai phù hợp với tình hình thực tế các mô hình: “khu dân cư kiểu mẫu", “vườn mẫu". Tập trung các nguồn lực hỗ trợ cho huyện Kbang đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

2.4. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Quản lý chặt chẽ đất đai, nhất là đất các công ty nông, lâm nghiệp, đất giao, cho thuê để triển khai các dự án. Chấn chỉnh các sai phạm, thiếu sót trong việc quản lý, thực hiện quy hoạch xây dựng, đất đai. Xây dựng danh mục các vị trí đất với thông tin cụ thể, triển khai giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư. Hoàn thành đúng tiến độ dự án tổng thể xây dựng hệ thống dữ liệu hồ sơ địa chính và cơ sở quản lý đất đai tỉnh. Sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản, đá, cát sỏi trái phép. Tăng cường công tác quan trắc, giám sát, xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp, các lưu vực sông, hồ. Chủ động triển khai các giải pháp phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa lũ; trong đó đặc biệt chú trọng việc kiểm soát an toàn hồ đập; kịp thời cảnh báo, đảm bảo an toàn cho nhân dân vùng hạ du khi vận hành nhà máy thủy điện. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục kiện toàn các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

2.5. Xây dựng và triển khai kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp, tập trung thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến, sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu có thế mạnh của tỉnh, năng lượng tái tạo. Tạo chuỗi giá trị kinh tế cao, tăng giá trị gia tăng trong từng sản phẩm, từng ngành công nghiệp; chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ công nghiệp chế biến và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu để các nhà máy chế biến hoạt động ổn định và phát huy công suất thiết kế. Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nâng cấp, sớm đưa các nhà máy mới đi vào hoạt động.

Hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Nam Pleiku và sớm đầu tư các dự án vào Khu công nghiệp; quy hoạch Khu công nghiệp phía Đông nhằm thu hút đầu tư. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các cơ sở chế biến quy mô lớn, có thiết bị, công nghệ tiến tiến tại khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp.

Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; khuyến khích xã hội hóa đầu tư các chợ, phát triển hệ thống bán lẻ; hình thành, phát triển chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tốt thị trường lưu thông hàng hóa, đảm bảo cung cầu hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân, các phiên chợ hàng nông sản sạch. Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý giá cả, thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Trước mắt tập trung thực hiện tốt kế hoạch dự trữ, cung ứng hàng hóa phục vụ Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

Triển khai các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng tỷ trọng xuất khẩu qua chế biến đối với các mặt hàng chủ lực của tỉnh, gắn với xây dựng thương hiệu. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, thực hiện giao thương thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, nhất là sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.

2.6. Triển khai các giải pháp huy động các nguồn lực để đầu tư, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hạn chế. Phấn đấu tổng mức đầu tư toàn xã hội trên địa bàn năm 2019 đạt 26.000 tỷ đồng. Ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống các công trình giao thông, hạ tầng đô thị, các công trình có tính kết nối, lan tỏa phát triển giữa các ngành, các vùng; các dự án đầu tư cho giáo dục - đào tạo, y tế, hạ tầng du lịch,... Khuyến khích đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư). Tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương để vận động tài trợ vốn ODA.

Hoàn thành các thủ tục đầu tư từ nguồn vốn dự phòng trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, các công trình thủy lợi, công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường như: dự án đầu tư hồ chứa nước Plei Thơ Ga, Hồ chứa nước Tầu Dầu, Thủy lợi Pleikeo, thủy lợi Ia Mơr,… Phối hợp thực hiện tốt các dự án trọng điểm trên địa bàn (Quốc lộ 19, Quốc lộ 25, Tỉnh lộ 665, đường liên huyện Chư Păh - Ia Grai - Chư Prông - Đức Cơ,…).

Quản lý, giám sát chặt chẽ đầu tư công. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, quản lý thống nhất, bảo đảm các dự án đầu tư phải đúng theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Triển khai thực hiện đấu thầu qua mạng theo đúng lộ trình. Đối với các dự án khởi công mới năm 2019 phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, dự toán, thiết kế ngay để khởi công, thực hiện ngay từ đầu năm 2019.

Sở Xây dựng tiếp tục theo dõi, đánh giá, công bố công khai các đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu vi phạm, không đủ năng lực đến các địa phương, chủ đầu tư, chủ dự án để làm cơ sở lựa chọn nhà thầu; tăng cường giám sát chất lượng công trình xây dựng cơ bản.

2.7. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách ở tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị. Triệt để tiết kiệm chi, nhất là các khoản chi thường xuyên, các khoản chi liên quan đến mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền; giảm tối đa kinh phí hội nghị, hội thảo, tham quan giao lưu học hỏi kinh nghiệm, tăng dần tỷ trọng cho đầu tư; gắn việc bố trí các dự án, nhiệm vụ chi với khả năng cân đối nguồn lực. Quản lý chặt chẽ nhà, đất, tài sản công, xe công; triển khai đúng quy định về khoán chi hành chính, sử dụng xe công, đấu thầu, đặt hàng trong cung cấp dịch vụ công. Cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng thu cân đối ngân sách Khuyến khích việc chuyển các đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần. Triển khai thực hiện lộ trình tự chủ đầy đủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, gắn lộ trình tự chủ tài chính với điều chỉnh giá dịch vụ công, điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường một số mặt hàng, dịch vụ thiết yếu do nhà nước quản lý.

Ngành tài chính, các địa phương chủ động đề ra các giải pháp, chỉ đạo quyết liệt, liên tục, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2019. Đẩy mạnh phân cấp nhiệm vụ thu cho các địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng thuế; bảo đảm thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước. Thực hiện nghiêm các kết luận của Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước.

2.8. Khuyến khích mở rộng hoạt động của mạng lưới ngân hàng trên địa bàn. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục triển khai việc thực hiện các chính sách tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân, các chính sách ưu đãi về tái canh cây cà phê, tưới tiết kiệm nước, cho vay hỗ trợ nhà ở... Tuyên truyền, vận động nhân dân vay vốn và sử dụng có hiệu quả vốn vay từ các chương trình ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp, nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để làm nhà ở, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Triển khai các giải pháp đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh mức lãi suất phù hợp để người dân nghèo, nhất là người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp cận, vay vốn; không để các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để cho vay với lãi suất cao.

Các địa phương cân đối, bố trí một phần vốn ngân sách ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

3. Công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp, kinh tế tập thể:

3.1. Tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ, toàn diện kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh, Kế hoạch hành động số 1147/KH-UBND ngày 31/5/2018 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2018. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày 09/8/2017 của Chính phủ; rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền loại bỏ ngay các thủ tục, quy định làm phát sinh chi phí không chính thức; bãi bỏ điều kiện kinh doanh không cần thiết, làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp, gây cạnh tranh không bình đẳng. Chủ động rà soát hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, đơn giản hóa và cải tiến quy trình, thủ tục kiểm tra, kiểm dịch, kiểm soát, kiểm nghiệm, thẩm định và các hoạt động có liên quan đến cấp giấy phép và các giấy tờ khác.

3.2. Chú trọng phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp hình thành, phát triển, có năng lực cạnh tranh trên thương trường trong nước và quốc tế; tham gia vào chuỗi giá trị và các mạng phân phối; hình thành được các sản phẩm, thương hiệu có sức lan tỏa. Phấn đấu trong năm 2019 có trên 900 doanh nghiệp thành lập mới.

3.3. Tập trung rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu, triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn; hỗ trợ hoàn thành các thủ tục, xác định giá đất, giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án lớn, có sức lan tỏa. Bên cạnh đó rà soát, đề xuất UBND tỉnh xem xét thu hồi các dự án chậm tiến độ hoặc nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện.

3.4. Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để phục vụ tốt nhu cầu của các tổ chức và cá nhân.

3.5. Thực hiện tốt Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 11/7/2018 của UBND tỉnh về tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012. Xúc tiến thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Quan tâm, tạo điều kiện để các hợp tác xã trong việc tiếp cận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhất là vay vốn, đào tạo, đầu tư hạ tầng, thay đổi mô hình hoạt động, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng hoạt động, gắn với chuỗi giá trị; chú trọng việc phát triển HTX tại các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, các mô hình hợp tác xã nông nghiệp gắn với du lịch, cung cấp dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển cánh đồng lớn. Thực hiện tốt chương trình phối hợp với Trường cán bộ quản lý nông nghiệp phát triển nông thôn II - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phát triển hợp tác xã; chương trình đưa trí thức trẻ vào làm việc ở các hợp tác xã.

4. Lĩnh vực văn hóa – xã hội:

4.1. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy - học và kiểm tra đánh giá học sinh. Thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua chuyên đề “Duy trì sĩ số học sinh năm học 2018-2019", “Nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia 2019", “Xây dựng trường xanh - sạch - đẹp - an toàn". Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho giáo viên và học sinh, đặc biệt đối với học sinh bán trú ở vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn. Tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tỷ lệ trường chuẩn quốc gia năm 2019 (42%). Duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án của ngành, thu hút các nguồn tài trợ, dự án vay vốn nước ngoài, nguồn huy động xã hội hóa để xây dựng phòng học, trang thiết bị dạy học, xây dựng hồ bơi để dạy bơi, xây dựng, công trình vệ sinh trong trường học. Khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học, hiện tượng bạo lực học đường, phòng tránh tai nạn đuối nước, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường theo đúng quy định. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý chỉ đạo, điều hành, vệ sinh trường học.

4.2. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 1781/KH-UBND ngày 15/8/2018 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 61-CTr/TU ngày 07/5/2018 của Tỉnh ủy Gia Lai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai  trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị dự phòng tuyến tỉnh. Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng; chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để các dịch bệnh lớn xảy ra. Đẩy mạnh xã hội hóa ngành y tế, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Phát triển và mở rộng dịch vụ, kỹ thuật y tế tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng. Tiếp tục triển khai tốt các nội dung hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở kế hoạch đã ký kết với các đơn vị y tế của thành phố về hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật. Thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong bệnh viện, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm phục vụ cho khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh khi có thiên tai xảy ra. Nâng cao khả năng quản lý và xử lý chất thải y tế. Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm.

4.3. Thực hiện các chính sách giải quyết việc làm gắn với phát triển thị trường lao động, chú trọng tạo việc làm ổn định, cải thiện môi trường và điều kiện lao động. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao tỷ lệ và chất lượng lao động qua đào tạo gắn với giải quyết việc làm. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tuyển sinh đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 52%.

Tiếp tục thực hiện tốt 5 chương trình tình nghĩa, thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, vận động toàn dân chăm sóc người có công, đảm bảo mức sống của gia đình người có công bằng hoặc cao hơn mức trung bình của nhân dân nơi cư trú. Tập trung giải quyết hồ sơ người có công còn tồn đọng. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính liệt sĩ. Xây dựng kế hoạch vận động, đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa"; 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đều được nhận phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo đến suốt đời.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội. Huy động toàn bộ hệ thống chính trị, mọi nguồn lực thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy về giảm nghèo nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025; tăng cường công tác tuyên truyền giảm nghèo theo đa chiều đến với mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư, đặc biệt là người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số nhằm làm chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên thoát nghèo bền vững đối với các hộ nghèo.

4.4. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình số 43-CTr/TU ngày 26/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020; tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương như: Biển Hồ - Chư Đăng Ya, Tây Sơn Thượng đạo, Thủy diện Ia Ly, Căn cứ địa cách mạng Khu 10 - Kbang;  xây dựng một số điểm du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái. Tiếp tục triển khai các nội dung hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các nước bạn trong khu vực, với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương, các doanh nghiệp. Thực hiện các chuyên mục quảng bá du lịch Gia Lai trên một số phương tiện thông tin đại chúng, nâng cấp nội dung quảng bá du lịch trên website; quy định chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Xây dựng các chương trình vui chơi, giải trí phục vụ cho người dân trong các dịp nghỉ tết, lễ, cuối tuần.

Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn. Quản lý tốt các hoạt dộng tổ chức lễ hội, biểu diễn nghệ thuật. Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020, chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020. Khuyến khích xã hội hóa, đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao ở cả nhóm phong trào và nhóm thành tích cao.

4.5. Triển khai các giải pháp thu hút và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ; hỗ trợ, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ. Chú trọng dịch vụ chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tự chủ về tài chính, tổ chức và hoạt động của các tổ chức khoa học, công nghệ công lập. Đảm bảo các đề tài nghiên cứu phải gắn và áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Tiếp tục nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh; tiếp tục tuyên truyền tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

4.6. Thực hiện tốt các chính sách tôn giáo, dân tộc; phát huy vai trò của người có uy tín, già làng, chức sắc tôn giáo trong cộng đồng; tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số triển khai thực hiện đúng cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, đời sống đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

4.7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí, thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của trung ương, của tỉnh và những vấn đề dư luận quan tâm. Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng. Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng, đưa tin bịa đặt, sai sự thật, kích động, gây bất ổn xã hội.

5. Lĩnh vực nội chính:

5.1. Tiếp tục củng cố và xây dựng khu vực phòng thủ giữ vững nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân an ninh biên giới, nhất là tại các điểm nóng, các địa bàn trọng điểm vùng biên giới. Các lực lượng tăng cường bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình nội biên, ngoại biên, tuần tra, kiểm soát địa bàn, đấu tranh vô hiệu hóa mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bọn phản động, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội. Tích cực vận động, tuyên truyền, đấu tranh, bóc gỡ các điểm nhóm phục hồi FULRO, “Tin lành Đegar", xóa bỏ “Tà đạo Hà Mòn", các đường dây đưa người dân tộc thiểu số vượt biên. Thực hiện tốt diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2019.

5.2. Thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; đề cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, trường học, gia đình trong công tác bảo đảm an ninh trật tự. Triển khai các giải pháp phòng ngừa xã hội đối với tội phạm và chuyển hóa các địa bàn phức tạp về trật tự an toàn xã hội. Mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm theo từng chuyên đề, nhất là các băng nhóm, tội phạm đòi nợ thuê, tín dụng đen, cho vay nặng lãi, xâm phạm môi trường, tài nguyên rừng. Nâng cao chất lượng công tác điều tra án, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. Triển khai quyết liệt các biện pháp để đấu tranh, ngăn chặn tội phạm ma túy, mua bán người, trẻ em.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, nhất là tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà cao tầng, điểm kinh doanh karaoke,...

5.3. Phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông trong năm 2019 từ 5% trở lên ở cả 3 tiêu chí so với năm 2018. Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố huy động tối đa các lực lượng chức năng, thường xuyên tuần tra lưu động, kiểm soát, xử lý vi phạm, đặc biệt là các chuyên đề về kiểm soát tải trọng phương tiện, xe hết niên hạn vẫn lưu thông; xử lý vi phạm nồng độ cồn, vi phạm tốc độ, máy kéo nhỏ kéo rơ moóc chở người lưu thông trên quốc lộ, đường tỉnh; tập trung xử lý các lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, trong khung giờ thường xảy ra tai nạn giao thông.

Các huyện, thị xã, thành phố ưu tiên sử dụng các nguồn kinh phí, huy động sự đóng góp của xã hội để lắp đặt camera an ninh ở các trục giao thông chính và các địa bàn trọng điểm an ninh trật tự. Chủ động rà soát, bố trí kinh phí xử lý điểm đen. Tăng cường xử lý tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ.

5.4. Chủ động giải quyết kịp thời các vụ việc an ninh nông thôn, tranh chấp, khiếu kiện trong dân, nhất là các vụ việc có dấu hiệu phức tạp, kéo dài, đông người, liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số; các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá chính quyền, xây dựng, cơi nới cơ sở thờ tự trái pháp luật; giảm thiểu các tai, tệ nạn xã hội như tự tử, chết đuối.

5.5. Tăng cường phòng, chống, phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc nghiêm trọng, xã hội quan tâm.

Thực hiện nghiêm quy định về tiếp dân, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm đối với các đối tượng lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm.

Đề nghị các cơ quan thi hành án tập trung rà soát, phân loại án dân sự, làm tốt công tác xác minh điều kiện thi hành án nhằm thi hành kịp thời các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực.

5.6. Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế, sắp xếp bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp theo quy định của Trung ương và Tỉnh ủy (Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017; Kế hoạch số 120-KH/TU ngày 19/3/2018 và Chương trình số 64-CTr/TU ngày 05/6/2018 của Tỉnh ủy). Triển khai kế hoạch tuyển dụng công chức năm 2018 của tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành giờ giấc làm việc của cán bộ, công chức, viên chức.

5.7. Nâng cao hiệu quả công tác hội nhập quốc tế, với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ động kết nối với các tổ chức ngoại giao, tổ chức quốc tế; cung cấp, trao đổi thông tin quảng bá, giới thiệu tiềm năng, vận động, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào tỉnh./.



[1] Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh đang triển khai 02 dự án về tưới nước tiết kiệm: Dự án EDE “Sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất cà phê tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017 - 2019"  triển khai tại ở 25 xã của 03 huyện Chư Sê, Chư Păh và Ia Grai; Dự án IDE “Phát triển thị trường công nghệ tưới tiết kiệm nhằm giúp nông dân tỉnh Gia Lai tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao thu nhập" tại huyện Kbang, Đak Pơ, Kông Chro và thị xã An Khê hỗ trợ cho 2.500 hộ áp dụng tưới tiết kiệm cho rau quả.

 

[2] Riêng kế hoạch năm 2018, hiện nay đang thẩm định 11 dự án xây dựng cánh đồng lớn về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tổng quy mô 2.641 ha/24 cánh đồng lớn.

 

[3] Trong đó: phá rừng trái phép 36 vụ (thiệt hại 17,4 ha rừng); vi phạm quy định về chế biến lâm sản 05 vụ; mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái pháp luật 431 vụ; vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã 01 vụ; khai thác gỗ, lâm sản trái phép 38 vụ; các hành vi khác 10 vụ).

[4] Các sản phẩm tăng so với cùng kỳ: Chế biến đường tinh chế tăng 25,15%, sản phẩm MDF tăng 42,76%, xi măng tăng gấp 2,99 lần, đá granit tăng 7,29%; sản lượng điện sản xuất trên địa bàn tăng 5,96%; chè các loại tăng 2,81%; phân vi sinh tăng 12,45%; tinh bột sắn tăng 4,32%.

  - Các sản phẩm giảm so với cùng kỳ: Chế biến sữa giảm 15,72%.

[5] Trong đó: Cà phê 215.000 tấn, tăng 20,79%; mủ cao su 3.500 tấn, tăng 22,72%; gỗ tinh chế 6 triệu USD, giảm 36,09%; sắn lát 46.000 tấn, giảm 46,88%; hàng khác 67 triệu USD tăng 2,58%.

[6] Lâm Đồng đứng thứ 22, Đăk Lăk 31, Kon Tum 61, Đăk Nông.

[7] Đăk Lăk đứng thứ 43, Lâm Đồng 48, Đăk Nông 56, Kon Tum 58.

[8] Một số dự án trọng điểm như Nhà máy điện năng lượng mặt trời Krông Pa công suất 49 MW; nhà máy nước sạch công suất 9.000m3/ngày đêm tại huyện Chư Sê; nhà máy nước sạch công suất 9.500m3/ngày đêm tại An Khê; nhà máy chế biến nước ép trái cây tại Mang Yang; thủy điện Plei Keo công suất 10,5 MW; thủy điện Ayun Trung công suất 13 MW; Bệnh viện Mắt Cao Nguyên.....


UBND tỉnh Gia Lai

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH GIA LAI | Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Gia Lai
© 2010 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai.
02 Trần Phú, TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai - Tel: 0269. 3824404 - Fax: 0269. 3824711 - Email: vpubndtinh@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 09/GP-TTĐT cấp ngày 31/7/2017 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp - Người phụ trách: ông Nguyễn Văn Lộc