Sign In

Cổng thông tin điện tử

Tỉnh Gia Lai

Cách ôn thi hiệu quả môn Địa lý

Ngày đăng: 09-04-2019, 10:00 - Lượt truy cập: 2105

GD&TĐ - Tháng 12/2018, Bộ GD&ĐT đã sớm công bố đề tham khảo thi THPT quốc gia năm 2019, nhận xét về đề thi thành phần môn Địa lí, Thạc sĩ Bùi Nghĩa Hoàng (Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ) – cho biết: đề có mức độ dễ hơn, những câu hỏi khó tập trung vào hai chủ đề Địa lí các ngành kinh tế và vùng kinh tế nước ta.




on thi.jpg 

Cụ thể, thầy Hoàng phân tích: đề tham khảo 2019 của môn Địa lí có mức độ dễ hơn (tỉ lệ mức độ biết và hiểu tăng, vận dụng và vận dụng cao giảm). Trong phần kĩ năng Địa lí, xuất hiện dạng tính toán từ bảng số liệu nhưng không quá khó với học sinh. Các câu hỏi thuộc chủ đề Địa lí tự nhiên Việt Nam đã phần nào giảm độ khó.

Trong tổng số 40 câu, có các mức độ như sau: 13 câu nhận biết, 10 câu thông hiểu, 10 câu vận dụng và 7 câu ở mức độ vận dụng cao. Phần kĩ năng Địa lí có số lượng câu hỏi nhiều nhất, tiếp đến là Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí vùng kinh tế và Địa lí tự nhiên Việt Nam (Địa lí 12).

Năm nay cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2019 có thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ kết quả thi lên khoảng 70%, điểm trung bình môn cả năm lớp 12 giảm còn khoảng 30%, do vậy sẽ gia tăng khả năng trượt tốt nghiệp của học sinh yếu, kém;

SttChủ đềMức độ nhận thứcTổng
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
1Đông Nam Á02002
2Địa lí tự nhiên32005
3Địa lí dân cư11002
4Địa lí các ngành kinh tế11316
5Địa lí các vùng kinh tế015410
6Kĩ năng Địa lí832215
Tổng số câu131010740

 Phần kĩ năng Địa lí có số lượng câu hỏi nhiều nhất, 15 câu

Đề thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình cấp THPT. Nội dung thi chủ yếu thuộc Địa lí 12, riêng lớp 11 tập trung nhất vào Địa lí khu vực Đông Nam Á.

Do vậy, để ôn thi hiệu quả, về nội dung ôn thi, theo thầy Nghĩa: Giáo viên và học sinh cần xác định được trọng tâm kiến thức lí thuyết là toàn bộ chương trình Địa lí 12, riêng Địa lí lớp 11 tập trung nhiều hơn vào chủ đề Đông Nam Á (trừ phần đã giảm tải); Rèn luyện các kĩ năng Địa lí như nhận xét bảng số liệu, chọn vẽ biểu đồ, xác định được vị trí, phân bố của đối tượng và mối quan hệ các đối tượng Địa lí trên bản đồ...

Về phương pháp ôn tập: Giáo viên cần giúp mỗi học sinh hoặc nhóm học sinh có phương pháp ôn tập cụ thể và phù hợp, có thể sử dụng sơ đồ tư duy cho từng chủ đề kiến thức, học theo nhóm giúp học sinh hệ thống được kiến thức lí thuyết hiệu quả.

Học sinh cần được rèn luyện bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thử sức qua các đợt khảo sát. Giáo viên giúp học sinh phân tích kết quả và rút kinh nghiệm với những lỗi sai, nhầm lẫn thường gặp.

Đối với học sinh yếu, kém cần hiểu và sử dụng thành thạo Atlat Địa lí Việt Nam, tập trung ôn luyện những kiến thức cơ bản nhất của chương trình. Những học sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học và cao đẳng cần luyện tập những câu hỏi ở mức khó, tập trung ôn luyện những chủ đề Địa lí ngành kinh tế, vùng kinh tế nước ta, kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ.

Giáo viên cần sử dụng câu hỏi, đề thi cho học sinh luyện tập hoặc khảo sát phải được biên soạn công phu, biên tập và chuẩn hóa. Ngoài ra, giáo viên cũng giúp học sinh cập nhật các số liệu, kiến thức Địa lí kinh tế - xã hội mới.

Trong quá trình ôn tập, học sinh không thể thiếu được sách giáo khoa Địa lí, Atlat Địa lí Việt Nam. Thông qua sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên, học sinh thường xuyên bổ sung kiến thức và tự xây dựng tài liệu ôn thi phù hợp với năng lực của bản thân.


 


Việt Hà-GD&TĐ

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH GIA LAI | Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Gia Lai
© 2010 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai.
02 Trần Phú, TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai - Tel: 0269. 3824404 - Fax: 0269. 3824711 - Email: vpubndtinh@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 09/GP-TTĐT cấp ngày 31/7/2017 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp - Người phụ trách: ông Nguyễn Văn Lộc