Sign In

Cổng thông tin điện tử

Tỉnh Gia Lai

Chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh nổi bật trong tuần từ 06/01-10/01/2020

Ngày đăng: 13-01-2020, 02:00 - Lượt truy cập: 363

Thực hiện kế hoạch năm an toàn giao thông 2020; Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân trên địa bàn tỉnh; Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân trên địa bàn tỉnh; Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020; Quy định diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND  tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong tuần từ ngày 06/01-10/01/2020.



1.Thực hiện kế hoạch năm an toàn giao thông 2020

Thực hiện Kế hoạch số 666/KH-UBATGTQG ngày 30/12/2019 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về Năm An toàn giao thông 2020. Ngày 06/01/2020 UBND Tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 30/UBND-NC Năm An toàn giao thông 2020 với chủ đề “Đã uống rượu, bia không lái xe".

Mục đích của kế hoạch là nâng cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự chỉ đạo, triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của các cấp, các ngành, các địa phương. Tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và ý thức của người tham gia giao thông về chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông, hậu quả tai nạn giao thông; nhất là các quy định pháp luật về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông. Phấn đấu giảm tai nạn giao thông từ 5-10% trở lên cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với năm 2019; giảm tai nạn giao thông do nguyên nhân uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông.

Thông qua kế hoạch UBND tỉnh yêu cầu: Các cấp, các ngành, địa phương và các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn. Gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị, địa phương; xác định công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện. Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành vận tải; điều khiển, tổ chức giao thông; giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Làm tốt công tác kết nối và cung cấp dữ liệu về tai nạn giao thông; trật tự, an toàn giao thông.

Việc tổ chức thực hiện UBND giao cho Ban An toàn giao thông tỉnh: Xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của Ban ATGT tỉnh; tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường, trong đó chú trọng vào các giải pháp thực hiện theo chủ đề năm 2020. Phối hợp với các ngành chức năng và địa phương thường xuyên rà soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện những bất cập trong công tác tổ chức giao thông, vị trí nguy hiểm trên đường bộ để có biện pháp xử lý. Phối hợp với các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, thực hiện các Chương trình phối hợp đã ký kết. Công an tỉnh nâng cao hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm của lực lượng thực thi công vụ trong công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Tiếp tục phân công, phân nhiệm cụ thể, hiệu quả lực lượng chức năng; tăng cường thanh tra, kiểm tra lực lượng thực thi công vụ; gắn và xử lý trách nhiệm người đứng đầu của từng tổ, đội, đơn vị, địa phương theo tuyến, địa bàn được phân công phụ trách. Ứng dụng mạnh mẽ khoa học – công nghệ, hiện đại hóa công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhất là hệ thống giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Chủ trì, phối hợp Ban ATGT tỉnh tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình hoạt động của Tổ tự quản ATGT cấp xã. Sở Giao thông vận tải tham mưu UBND tỉnh ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền. Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan; trọng tâm là các quy định về quản lý xe máy kéo nhỏ, xe hợp đồng chở học sinh, đăng ký, đăng kiểm phương tiện, đào tạo người điều khiển phương tiện thủy nội địa bảo đảm khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tổ chức kiện toàn bộ máy và nhân sự Ban An toàn giao thông cấp huyện, xã; tăng cường sự phối hợp của chính quyền và đoàn thể ở địa phương trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Triển khai kế hoạch lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, xóa bỏ chợ tự phát; giải tỏa và xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiên cứu, đề xuất, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông địa phương. Chỉ đạo, thực hiện công tác vận động, tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn; trọng tâm ở địa bàn cơ sở. Tập trung tuyên truyền về tác hại của rượu, bia, ma túy, các chất kích thích khác đối với bản thân, gia đình và xã hội. Chỉ đạo thực hiện nghiêm việc báo cáo số liệu định kỳ tai nạn giao thông, báo cáo nhanh, kịp thời các vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn về Ban An toàn thông tỉnh.

2.     Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân trên địa bàn tỉnh

Để chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh mùa Đông - Xuân năm 2019- 2020, nhất là dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1696/TTg-KGVX ngày 17/12/2019. Ngày 07/01/2020 UBND tỉnh ban hành công văn số 43/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân trên địa bàn tỉnh. Qua đó UBND tỉnh giao cho Sở y tế chủ trì phối hợp với các sở ban, ngành xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân năm 2019 - 2020 đế chủ động trong công tác ứng phó và phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân năm 2019 - 2020; Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện để phục vụ công tác phòng, chống dịch; Tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong; Kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, phù họp với diễn biến dịch tễ tại địa phương. Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, xử lý kịp thời triệt để 0 dịch; bố trí nhân lực, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, hóa chất, vật tư, trang thiết bị để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân, nhất là dịch bệnh sốt xuất huyết; tổ chức các lóp tập huấn chuyên môn về phòng chống các bệnh truyền nhiễm thường gặp trong mùa Đông - Xuân cho nhân viên y tê. Phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai, các báo, đài thường trú trên địa bàn tỉnh thực hiện cung cấp thông tin kịp thời về phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân năm 2019 - 2020, không để tình trạng đưa tin thiếu chính xác, không đầy đủ tạo dư luận không tốt trong cộng đồng.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố cần phải củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cấp huyện, xã và chỉ đạo Y tế huyện xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh mùa Đông - Xuân xuân năm 2019-2020, nhất là chiến dịch vệ sinh môi trường diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy, phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn; Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, tập trung xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lan rộng, kéo dài. Chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục vận động cán bộ, nhân dân tham gia thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân. Bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh của địa phưong theo phân cấp ngân sách hiện hành.

UBND tỉnh yêu cầu thủ trường các Sở, ban ngành của tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Y tế) để tổng hợp, theo dõi, chỉ đạo.

​3.     Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng
và phòng cháy chữa cháy rừng dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020

Hiện nay, địa bàn tỉnh ta đã bước vào mùa khô, thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ tiềm ẩn xảy ra cháy rừng rất cao; một số đối tượng sẽ lợi dụng dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý để thực hiện các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng. Để chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) và ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng. Ngày 08/01/2020 UBND Tỉnh Gia Lai ban hành công điện số 01/CĐ-UBND Về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng dịp Tết Nguyên đán Canh tý năm 2020.

Thông qua công điện UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh triển khai nghiêm túc Chỉ thị sổ 10/CT-ƯBND ngày 04/12/2019 của ủy ban nhân dân tỉnh “V/v triển khai thực hiện các biện pháp PCCCR mùa khô 2019- 2020" và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh về công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Đối với ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan chức năng trên địa bàn huyện và ủy ban nhân dân các xã, đơn vị chủ rừng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR đến từng thôn, làng, cộng đồng dân cư; xây dựng kế hoạch và tổ chức nắm bắt tình hình; tổ chức tuần tra, kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng khồng để phát sinh điểm nóng về phá rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái pháp luật.... Các đơn vị chủ rừng, lực lượng kiểm lâm: Triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và PCCCR, phân công lực lượng trực PCCCR tại cơ quan và các vùng trọng điểm xảy ra cháy rừng; kiểm soát chặt chẽ người ra vào các khu rừng có nguy cơ cháy cao; bố trí lực lượng trực tại cơ quan và tuần tra, canh gác lửa rừng tại các trọng điểm cháy. Nắm bắt tình hình và tồ chức kiểm tra, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, đặc biệt là tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép và cháy rừng xảy ra trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020.

4.     Quy định diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Ngày 09/01/2020 UBND Tỉnh Gia Lai ban hành quyết định quy phạm số
03/2020/QĐ-UBND về quy định diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Quyết định này quy định về diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan khi thực hiện việc tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Loại đất được phép tách thửa quy định tại Quyết định này được xác định theo mục đích sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây viết là Giấy chứng nhận). Quyết định này không điều chỉnh đối với các trường hợp sau: Tách thửa đất để thực hiện quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Tách thửa đất để tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước; Tách thửa đất để chuyển nhượng, góp vốn, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo dự án đầu tư hoặc quy hoạch chi tiết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Tách thửa đất để phân chia thửa đất theo kết quả hòa giải thành, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, bản án, quyết định giải quyết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; Thửa đất đã hình thành trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, đang sử dụng ổn định, đã được đo đạc thể hiện trên bản đồ địa chính và đủ điều kiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định pháp luật về đất đai; Các trường hợp tách thửa đất để chuyển nhượng, tặng cho hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương; Bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Tách thửa đất để hợp thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng đất.

Quyết định quy định rõ diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở đối với từng trường hợp và diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất phi nông nghiệp. Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất có nhiều mục đích sử dụng đất. Trách nhiệm thực hiện quyết định UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan hướng dẫn việc tách thửa mà sau tách thửa có thửa đất không tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500; Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này để hướng dẫn xử lý hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý.

Đối với các trường hợp đã nộp hồ sơ thực hiện tách thửa theo đúng quy định của pháp luật trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (xác định theo thời gian nhận hồ sơ tại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả) mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Văn phòng Đăng ký đất đai và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai có trách nhiệm tiếp tục xử lý việc cấp giấy, chỉnh lý biến động theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại thời điểm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ./.

 ph

Ngọc Chính

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH GIA LAI | Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Gia Lai
© 2010 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai.
02 Trần Phú, TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai - Tel: 0269. 3824404 - Fax: 0269. 3824711 - Email: vpubndtinh@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 09/GP-TTĐT cấp ngày 31/7/2017 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp - Người phụ trách: ông Nguyễn Văn Lộc