Mục đích của Kế hoạch là nghiên cứu, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị, Quyết định số 1595/QĐ-TTg ngày 23/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, tạo chuyển biến rõ rệt, thống nhất về nhận thức và hành động, nhất là trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành đối với công tác bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với công tác bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước. Đồng thời, yêu cầu việc triển khai thực hiện Kết luận số 36-KL/TW và các Quyết định số 1595/QĐ-TTg, Quyết định số 1012/QĐ-BNN-TL của Bộ NN&PTNT phải được tiến hành đồng bộ với việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng giai đoạn của các sở, ban, ngành, địa phương.

Ảnh minh họa. Nguồn:baogialai.com.vn
Trong đó, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau: Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới; tổ chức thực hiện chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch tài nguyên nước và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước. Chủ động tích trữ, điều hoà, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; phòng, chống, giảm thiểu tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu. Triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; tăng cường bảo vệ môi trường, bảo đảm và nâng cao chất lượng độ che phủ rừng, bảo vệ nguồn sinh thuỷ, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; đẩy mạnh hợp tác về bảo đảm an ninh nguồn nước.
UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở NN&PYNT) trước ngày 30/11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Bộ NN&PTNT, Thủ tướng Chính phủ. Giao Sở NN&PTNT là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp kết quả triển khai, báo cáo theo quy định. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu bố trí kinh phí sự nghiệp cho các sở, ban, ngành thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan. Căn cứ đề xuất của các sở, ban, ngành và các địa phương, giao Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp, cân đối đề xuất nguồn vốn đầu tư, tham mưu UBND tỉnh bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này. Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện. Đề nghị Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Binh đoàn 15 tổ chức xây dựng Kế hoạch, bố trí kinh phí và triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã đề ra tại Kế hoạch và định kỳ gửi kết quả thực hiện về UBND tỉnh./.