
Các lớp tập huấn về thương mại điện tử thường xuyên được tổ chức trên địa bàn tỉnh
(Nguồn: baogialai.com.vn)
Kế hoạch đề ra mục tiêu triển khai đồng bộ, hiệu quả, các quy định của pháp luật về chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng. Nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến; quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng được bảo đảm. Bảo đảm hoạt động TMĐT minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển TMĐT bền vững. Phấn đấu đến năm 2025 100% đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT được đào tạo, trang bị kiến thức về TMĐT, có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 100% các tổ chức, cá nhân tại địa phương có kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT lớn được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về TMĐT, pháp luật chuyên ngành đối với các hàng hóa do tổ chức, cá nhân kinh doanh. 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi của mình.
Để thực hiện mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra 04 nội dung thực hiện gồm: Triển khai đồng bộ, hiệu quả, các quy định của pháp luật về TMĐT và bảo vệ người tiêu dùng; nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong hoạt động thực thi pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm giữa các đơn vị, lực lượng chức năng có liên quan; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động TMĐT.
UBND tỉnh yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo, đôn đốc việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đơn vị, các địa phương trong việc thực hiện các nội dung của Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT đến năm 2025. Đôn đốc, các sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; kịp thời đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung thẩm quyền của các lực lượng được giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan; thực hiện chế tài xử lý vi phạm đối với chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT khi không lưu giữ thông tin của tổ chức, cá nhân bán hàng thông qua sàn TMĐT theo quy định. Thành lập các tổ công tác liên ngành để kiểm tra, rà soát theo định kỳ nhằm nâng cao năng lực phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, đồng thời phát hiện sớm, ngăn ngừa vi phạm xảy ra ở quy mô lớn. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; theo dõi, đánh giá hiệu quả việc triển khai thi hành pháp luật về chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng, báo cáo kết quả thực hiện Đề án, dự án theo quy định của pháp luật; phối hợp với các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo 389 và các đơn vị có liên quan, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc lợi dụng hoạt động TMĐT để kinh doanh hàng giả; đặc biệt đối với các sàn TMĐT lớn và các trang mạng xã hội tại địa phương. Bên cạnh đó, tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực phục vụ TMĐT; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động TMĐT. Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.
Cục quản lý thị trường Gia Lai tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong TMĐT; xây dựng các giải pháp nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT; tiếp nhận, giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về các hành vi lợi dụng hoạt động TMĐT để vi phạm pháp luật; xây dựng kế hoạch tập huấn nghiệp vụ về phòng chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng cho các lực lượng chức năng, đặc biệt là kỹ năng, phương pháp thực thi công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động TMĐT. Sở Thông tin và truyền thông đẩy mạnh truyền thông phối hợp đưa thông tin đầy đủ, chính thống về việc tuyên truyền phổ biến, cảnh báo về các hành vi vi phạm trong hoạt động TMĐT; tuyên truyền các vụ án, vụ việc điển hình góp phần răn đe, cảnh tỉnh và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng khi tham gia giao dịch mua bán trên môi trường TMĐT. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng ở địa phương phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của các sở, ngành trong công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT; Huy động nguồn lực của địa phương để bổ sung, hỗ trợ nhiệm vụ chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT;…./.