Sign In

Cổng thông tin điện tử

Tỉnh Gia Lai

Công đoàn Cty Điện Gia Lai: Chăm mình, và giúp người

Ngày đăng: 01-06-2004, 11:47 - Lượt truy cập: 1789
Ngày mới thành lập (1989), Công ty Điện Gia Lai mới chỉ có 2 tổ Công đoàn với 37 đoàn viên. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công đoàn cơ sở tại công ty đã có 7 công đoàn bộ phận với 230 ĐVCĐ. Ý thức được công nhân lao động giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nên ngay từ ngày đầu, CĐCS đã phối hợp chặt chẽ với Ban Giám đốc, tìm mọi biện pháp để đảm bảo việc làm và thu nhập cho công nhân.

Chăm mình, và giúp người

Ngày mới thành lập (1989), Công ty Điện Gia Lai mới chỉ có 2 tổ Công đoàn với 37 đoàn viên. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công đoàn cơ sở tại công ty đã có 7 công đoàn bộ phận với 230 ĐVCĐ. Ý thức được công nhân lao động giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nên ngay từ ngày đầu, CĐCS đã phối hợp chặt chẽ với Ban Giám đốc, tìm mọi biện pháp để đảm bảo việc làm và thu nhập cho công nhân.

Nếu năm 1998, mức lương bình quân của CNVC- LĐ đạt 800.000 đồng/tháng thì đến nay, con số âý đã là 1.500.000đồng (tăng 180%); cùng công ty xây dựng quỹ phúc lơị được trên 1 tỷ đồng. Ngoài đảm bảo tiền lương, CĐCS, nhờ đó, đã cùng Công ty đã thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách với ngươì lao động như tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ dưỡng sức, tham quan nghỉ mát, khám sức khỏe định kỳ... Công tác bảo hộ lao động cũng được đặc biệt chú trọng nên trong nhiêù năm qua, dù phần lớn là lao động nặng, ở những vùng khó khăn, địa bàn thi công hiểm trở, Công ty đã không để xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, không có trường hợp bị mắc bệnh nghề nghiệp... Khi việc làm ổn định, đời sống kinh tế được nâng cao thì đời sống tinh thần của người lao động cũng được quan tâm xứng đáng. Hàng năm, CĐCS cùng Công ty tổ chức 2 đợt đi tham quan trong nước cho công nhân lao động (chi phí mỗi đợt khoảng 60 triêụ đồng); trong 3 năm tổ chức 3 đợt cho công nhân viên chức đi nước ngoài để tham quan du lịch, học tập kinh nghiệm... Các hoạt động khác như nghỉ dưỡng sức, trợ cấp hoạn nạn, rồi tổ chức đoàn, hội... hàng năm cũng được chăm lo vơí chi phí đến hàng trăm triệu đồng.

Với đặc thù là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, mang tính kỹ thuật cao nên để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động, hàng năm Công đoàn cơ sở cùng Lãnh đạo Công ty phát động phong trào thi đua : Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, áp dụng khoa học- công nghệ vào thực tế sản xuất của đơn vị. Phong trào này đã được đông đảo cán bộ, công nhân lao động nhiệt tình tham gia. Chỉ trong mấy năm qua, có trên 20 sáng kiến cải tiến kỹ thuật của cán bộ, ĐVCĐ được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, làm lơị hàng tỷ đồng. Nhiều sáng kiến được đánh giá cao như đề tài nghiên cứu, chế tạo bộ hòa đồng bộ Thủy điện Ia Đrăng II, Thủy điện Thác Ba và Ia Lốp vào lưới điện quốc gia, nâng công suất từ 50% lên 95% so với công suất thiết kế, đưa doanh thu từ 2 tỷ đồng/năm lên 3,5 tỷ đồng/năm; sáng kiến lắp đặt lươí chắn rác từ xa tại cống đầu mối lấy nước Thủy điện Ia Đăng II, giảm thơì gian đóng cống dừng máy để lấy rác tại lưới chắn rác trong mùa mưa lũ, giảm tổn thất điện năng... giá trị làm lợi gần 100 triệu đồng; sáng kiến thay bạc đồng bằng bạc gỗ cho 2 tua bin của 2 tổ máy phát điện Thủy điện Thác Ba, tiết kiệm thời gian dừng máy thay bạc tua bin, tiết kiệm chi phí, giá trị làm lợi hàng chục triệu đồng; sáng kiến lắp 3 van phẳng sửa chữa cho 3 tổ máy Thủy điện Ia Đrăng II, từ đó không phải dừng hoạt động toàn bộ Nhà máy khi cần phải sửa chữa hoặc lấy rác, giá trị làm lợi gần 100 triêụ đồng.

Ngoài việc chăm lo đời sống cho công nhân lao động, hàng năm CĐCS cùng Công ty luôn tham gia tốt các hoạt động xã hội khác. Chương trình lớn nhất trong các hoạt động xã hội của Công ty là việc giúp đỡ xóa đói giảm nghèo cho cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu. Trong 5 năm (1999- 2003), cán bộ- CNVC trong Công ty đã quyên góp ủng hộ được hơn 100 triệu đồng cho chương trình này . Năm 1999, Công ty nhận giúp đỡ xóa đói giảm nghèo cho xã vùng sau Ia R''sai (huyện Krông Pa). Kết quả đã ủng hộ được cho xã này hơn 20 triệu đồng. Năm 2000, còn nhận giúp đỡ xóa đói giảm nghèo cho 3 xã biên giới huyện Đức Cơ với tổng số tiền ủng hộ 32 triệu đồng. Năm 2003, CĐCS cùng Công ty đã ủng hộ xã Ia Đrăng (huyện Krông Pa) hơn 100 triêụ đồng làm đường giao thông; đầu tư 2 tỷ đồng làm đường giao thông vào 5 xã phía Đông sông A Yun (huyện Mang Yang)... Ngoài việc giúp đỡ đồng bào dân tộc thiêủ số tại chỗ, CĐCS còn vận động tham gia phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, tham gia quỹ bảo trợ bà mẹ và trẻ em với tổng số tiền hàng chục triệu đồng chỉ trong 3 năm...

Có thể nói, hoạt động công đoàn ở Công ty Điện Gia Lai trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào sự thành công trong kinh doanh của Công ty, đáng kể nhất là chăm lo ổn định, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của ĐVCĐ trong đơn vị. Đạt được những thành tích trên, trước tiên là nhờ vào sự nỗ lực vươn lên của tập thể cán bộ- CNVC toàn Công ty, sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, và không thể không kể đến vai trò của tổ chức công đoàn trong phong trào thi đua lao động giỏi. Lao động sáng tạo, đặc biệt là phong trào xây dựng CĐCS vững mạnh; xác định đúng vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp Nhà nước, từ đó đã làm tốt chức năng của mình là bảo vệ quyền, lơị ích chính đáng của công nhân viên chức- lao động trong Công ty, xứng đáng là chỗ dựa tin câỵ của người lao động.

Ông Tân Xuân Hiến
"Cột mốc" Nu Vai

Nu Vai là làng điển hình cho khái niệm "sâu, xa", lại là làng kháng chiến ở Tây Nguyên (thuộc huyện Đăc Glei- và là quê hương của đồng chí Sô Lây Tăng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum), vì thế không phải ngẫu nhiên mà sự nghiệp phát triển thuỷ điện (TĐ) vừa và nhỏ ở Gia Lai- Kon Tum bấy giờ đã chọn Nu Vai làm cột mốc lịch sử. Đó là lần đầu tiên, một công trình TĐ nhỏ (công suất  chỉ có 12 KW) được xây dựng bằng chính tay "người Tây Nguyên", với thiết bị trong nước sản xuất,  và cho 52 "hộ nhà dài" (khoảng trên 400 nhân khẩu) sử dụng. Đó cũng là cái ngày đáng nhớ với lũ làng Nu Vai khi lần đầu tiên nhìn thấy cái máy xay xát, không phải "gập lưng giã chày" mà vẫn có gạo ăn. Nước của nó còn để tưới ruộng, và hơn nữa, không còn phải vào rừng nhặt nhựa cây xà nu về thắp sáng... Bước đi thắng lợi đầu tiên đó có giá trị như một "chứng minh thư" để Cty Điện GL chính thức bước vào một lĩnh vực hoạt động khoa học lạ lẫm, xây dựng TĐ, góp phần phát triển kinh tế- xã hội Tây Nguyên. Từ Nu Vai, bên cạnh việc cải tạo các máy phát điện được Trung Quốc viện trợ từ chiến tranh, công ty đã tham gia xây dựng, quản lý hàng loạt công trình TĐ nhỏ khác như Đắc Pô Kô (160 KW), Kon Đào (600 KW) thuộc Kon Tum bây giờ, rồi Gia Trung (110 KW), Đắc Pô Kan (250 KW), Thác Ba (300 KW), Ia Kha (225 KW), Ia Krung (400 KW), rồi Ia Lốp (160 KW, công trình "đền bù" cho di dân lòng hồ Thuỷ điện Hoà Bình)...thuộc Gia Lai. Lúc này chưa có đường dây 500 KV, càng chưa có khái niệm "điện lưới quốc gia", những công trình TĐ nhỏ, vì thế, là một trong vài "đại diện" đáng kể nhất của phúc lợi nhà nước ở các buôn làng bắc Tây Nguyên; cũng gần như là những  công trình chiến lược "tiền 500 KV". Cho đến giờ, trừ những công trình bàn giao cho quốc phòng, còn lại vẫn đang phát huy hiệu quả, cung ứng điện lên lưới quốc gia... Cũng từ đây,  lúc chưa có Thuỷ điện Ya Ly, Công trình Thuỷ điện Ia Đrăng 2 (công suất 1.200 KW) do công ty trực tiếp xây dựng (thời Anh hùng Núp còn là người đặt nhát cuốc đầu tiên) ,được coi là công trình trọng điểm của tỉnh, một thời là niềm tự hào của bắc Tây Nguyên; nhìn ở góc độ kỹ thuật, nó còn là tiền đề cho hàng loạt nhà máy TĐ bằng và lớn hơn, sau này.

Kết quả SX - KD 10 năm (1994- 12003)
Và đột phá

Gần mươi năm lại đây, kế thừa truyền thống làm TĐ và đội ngũ CB- CN kỹ thuật đã có nhiều kinh nghiệm, được đào tạo căn bản, công ty đã tập trung nhân tài vật lực cho nhiều công trình có tầm vóc hơn. Đáng kể là TĐ Ayun Hạ- công trình "thừa hưởng" nguồn nước từ đại thuỷ nông Ayun Hạ, có công suất 3.000 KW, sản lượng 21 triệu KWh/ năm- bước đột phá này đến sau gần chục năm thai nghén và sau chuyến thăm của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt gợi ý về những công trình TĐ nhỏ "ăn ngay" ở Tây Nguyên. TĐ Ayun Hạ xây dựng năm 1999, hoàn thành năm 2000. Đồng thời với đó là TĐ Ia Đrăng 1, công suất 300 KW, sản lượng 3,6 triệu KWh/ năm; TĐ Thác Ba, công suất 300 KW, sản lượng 1 triệu KWh/ năm; cùng với TĐ Ia Đrăng 2, TĐ Ia Lốp đã có trước, đưa lên lưới quốc gia gần 34 triệu KWh mỗi năm; điều tiết cho nhu cầu điện năng ở địa bàn bắc Tây Nguyên. Các công trình này đều có tốc độ xây dựng nhanh hơn nhiều lần so với thời "bao cấp", với giá thành rẻ hơn rất nhiều, và cho đến nay vẫn do công ty quản lý, bán điện. Từ sau năm 2002, nhiều công trình khác tàm vóc hơn đã được khởi công, sẽ hoàn thành vào giữa năm 2005, như TĐ H''Chan (huyện Mang Yang), có tổng vốn đầu tư 172 tỷ đồng, công suất 12.000 KW, sản lượng 66 triệu KWh- được xây dựng bởi liên doanh giữa công ty và Cty Điện lực 3 (Đà Nẵng); TĐ Ia Meur 3 (huyện Chư Prông), tổng vốn 28 tỷ đồng, công suất 1.800 KW, sản lượng gần 10 triệu KWh; TĐ Ia Đrăng 3 (cùng huyện Chư Prông), có tổng vốn 30 tỷ đồng, công suất 1.600 KW, sản lượng 8,8 triệu KWh- cả hai công trình sau đều do công ty làm chủ đầu tư, vừa thi công- phương thức giúp tiết kiệm được đến 25 %  chi phí so với những công trình mời thầu; đây cũng là một bước phát triển mới về năng lực quản lý và trình độ kỹ thuật của CB- CN đơn vị. Chỉ tính từ năm 1998 đến nay, công ty đã đầu tư trên 100 tỷ đồng xây dựng mới và cải tạo các nhà máy TĐ.Năm 2003 vừa qua, so với năm 1994, công ty đã đạt đoanh thu 44,2 tỷ đồng (bằng 1.163 % ), nộp ngân sách 4,53 tỷ đồng (bằng 1.153 %), lợi nhuận trên 6 tỷ đồng (bằng 998,7 %), thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng (bằng 454,5 %). Dựa vào tiền đề sẵn có, từ năm 2003 đến năm 2010, mục tiêu của công ty cũng là sự mong đợi, được sự cỗ vũ, hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh và các bộ, ngành, sẽ đầu tư xây dựng hàng loạt các công trình TĐ trên hầu hết hệ thống sông, suối ở Gia Lai, như TĐ H''Mun (công suất 15.000 KW), TĐ Đắc Pihao 1 (Công suất 5.000 KW), TĐ Đắc Pihao 2 (CS 8.000 KW), TĐ Ayun Thượng 2 (công suất 18.000 KW), TĐ Ia Punch 2 (CS 3.000 KW), TĐ Ia Punch 3 (CS 5.000 KW)...với tổng CS lắp máy đạt đến 80 KW (50 % là từ liên doanh với Cty Điện lực 3), tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 945 tỷ đồng; và hướng tiếp theo sẽ đầu tư lớn hơn cho những công trình TĐ ở Lào. Đây cũng là bước tạo tiềm lực để đột phá vào các lĩnh vực như kinh doanh đa ngành, đa nghề nhằm hỗ trợ nhau một cách tối đa: các hoạt động SX- KD công nghiệp, năng lượng, cơ khí lắp đặt, cơ khí chế tạo, cả hoạt động xây lắp và xây dựng đô thị, công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ...vào năm 2010- với mô hình tổ chức công ty mẹ- con, với nhiều hình thức SX như liên kết, liên doanh, cổ phần... Toàn bộ nội dung này đã được lãnh đạo tỉnh và các bộ, ngành hữu quan ủng hộ cao. Vấn đề còn lại để đạt tới tầm cao này là chờ đợi thêm những cải thiện về cơ chế, thủ tục đầu tư; khắc phục tình trạng khan hiếm nhân lực có tay nghề cao, vốn đang thiếu; và phát triển năng lực tài chính, đa dạng hơn nữa các hình thức đầu tư khi vươn tới nhũng mục tiêu lớn hơn..15 năm, chặng đường còn ngắn nhưng với nỗ lực tập thể và dựa vào quá trình hoạt động bền chắc của các thế hệ lãnh đạo, công nhân của công ty, với mong muốn đóng góp nhiều hơn cho công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, những mục tiêu lớn nói trên chắc chắn sẽ được 250 CB- CN hiện nay của công ty triển khai với tinh thần cao nhất.

Theo Lao Động

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH GIA LAI | Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Gia Lai
© 2010 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai.
02 Trần Phú, TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai - Tel: 0269. 3824404 - Fax: 0269. 3824711 - Email: vpubndtinh@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 09/GP-TTĐT cấp ngày 31/7/2017 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp - Người phụ trách: ông Nguyễn Văn Lộc