Sign In

Cổng thông tin điện tử

UBND tỉnh Gia Lai

THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU TƠ HẠI RAU HỌ HOA THẬP TỰ TẠI TỈNH GIA LAI

Ngày đăng: 05-10-2016, 04:00

​    


I.     THÔNG TIN CHUNG

-                    Cơ quan chủ trì: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai

-                    Họ tên chủ nhiệm đề tài: Bùi Văn Tý

-                    Học hàm, học vị: Kỹ sư Bảo vệ thực vật 

-                    Chức vụ hiện thời: Phó trưởng phòng Kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật

-                    Địa chỉ liên lạc: 86 Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku, Gia Lai

-                    Thời gian thực hiện đề tài: 2010-2013

-                    Ngày nghiệm thu: Năm 2014 

-                    Kết quả nghiệm thu: Khá

II.  TÓM TẮT ĐỀ TÀI

1. Sự cần thiết phải thực hiện đề tài

Tỉnh Gia Lai có thế mạnh về đất đai trồng cây nông nghiệp với diện tích 500.000 ha đất canh tác. Diện tích được quy hoạch trồng rau 37.043 ha. Trong năm 2013 diện tích rau được trồng là 26.700 ha trong đó (vụ Đông Xuân 11.000 ha, vụ Mùa 15.700 ha), tính trung bình nông dân trồng 04 vụ rau/năm, số lượng hộ sản xuất rau 20.000 hộ với sản lượng hàng năm trên 400.000 tấn. Rau họ thập tự chiếm 35% diện tích và 40% sản lượng rau trong toàn tỉnh.

Qua điều tra nắm bắt tình hình và chỉ đạo sản xuất của Chi cục Bảo vệ thực tỉnh Gia Lai cho thấy: Hiện nay việc trồng rau họ hoa thập tự đang đứng trước những khó khăn và rủi ro khá lớn do nạn dịch sâu tơ gây hại. Đặc biệt sâu tơ có tính kháng thuốc rất cao, do vậy rất khó phòng trừ và thường xuyên phải thay đổi thuốc. Để bảo vệ cho việc sản xuất của mình, người trồng rau đã lạm dụng thuốc BVTV hóa học để phòng trừ sâu tơ. Đa số nông dân sử dụng liều lượng, nồng độ cao hơn so với hướng dẫn để lại những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Việc dùng thuốc hóa học phòng trừ sâu tơ với tần suất cao (5-10 ngày/lần), thậm chí còn nhiều hơn làm cho không đảm bảo thời gian cách ly, gây nên tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc sản xuất các loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế.

Việc sử dụng các biện pháp sinh học dùng để phòng trừ dịch hại được xem là biện pháp thân thiện, an toàn với môi trường và đạt được nhiều lợi ích như: Ngăn chặn tính kháng thuốc của sâu hại, giảm dần tiến tới giảm hoàn toàn việc sử dụng thuốc hóa học. Từng bước xác lập lại sự cân bằng sinh thái, điều chỉnh mức độ gây hại của sâu bệnh ở mức thấp nhất, tránh bộc phát thành dịch; bảo vệ được các loại thiên địch có ích, sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Tuy nhiên, việc sử dụng một cách đơn lẻ sẽ không đạt kết quả như mong muốn, do vậy cần phải kết hợp nhiều biện pháp sinh học với nhau để hỗ trợ cho nhau trong việc phòng trừ dịch hại đạt kết quả cao hơn.

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, chúng tôi đề xuất đề tài: “Thử nghiệm một số biện pháp sinh học phòng trừ sâu tơ hại rau họ hoa thập tự tại tỉnh Gia Lai”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nắm được các đặc điểm sinh học của sâu tơ và diễn biến gây hại sâu tơ và tập quán phòng trừ sâu tơ của người dân.

Xác định thành phần loài và khả năng ký sinh sâu tơ hại rau họ hoa thập tự của ong ký sinh; đặc điểm sinh học. Xây dựng được quy trình nhân nuôi.

Đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu tơ bằng chế phẩm Bt kết hợp với dung dịch chiết xuất từ lá Neem. Hiệu quả phòng trừ của ong ký sinh. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Sâu tơ (Plutella xylostella Linnaeus) gây hại rau họ hoa thập tự.

Vật liệu nghiên cứu:

Cây cải ngọt: Brassica integrifolia.

Cây bắp cải: Brassica oleraceae.

Ong ký sinh bản địa: Phổ biến.

Ong ký sinh nhập nội: Gồm 2 loài.

Diaegma semiclausum (Ds).

Diaegma collaris (Dc).

Lá cây Neem: Tên khoa học cây Neem: Azadirachta indica A.Juss.

Thuốc sinh học: Bt (Bacillus thuringiensis).

Địa điểm nghiên cứu:

TP. Pleiku.

Tx An Khê.

3.2. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp kế thừa.

Phương pháp chuyên gia.

Phương pháp thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng.

Phương pháp phân tích số liệu.

4.  Nội dung

Nội dung 1: Điều tra diễn biến và nuôi sinh học sâu tơ. Điều tra tập quán phòng trừ sâu tơ của nông dân (canh tác, sử dụng thuốc, tình hình sâu tơ hại rau).

Nội dung 2: Điều tra diễn biến sâu tơ, nuôi sinh học sâu, thu nhập giống ong bản địa và xác định loài phổ biến.

Nội dung 3: Thử nghiệm một số biện pháp sinh học để phòng trừ sâu tơ gây hại trên cây rau họ hoa thập tự.

Nội dung 4: Xây dựng mô hình.

5.  Kết quả nghiên cứu chính

Đề tài đã đưa ra một số kết quả chính:

Kết quả điều tra tập quán phòng trừ sâu tơ ở trong dân:

Bảng 1: Tình hình sản xuất rau và rau họ thập tự ở các ô nông dân điều tra

 T177.png

Bảng 2: Số vụ trồng rau họ hoa thập tự của nông dân trong một năm

T177.1.png
Bảng 3: Nồng độ phun thuốc và quyết định thời gian phun thuốc của nông dân

T178png.png

Bảng 4: Tình hình sử dụng thuốc sinh học và phối hợp thuốc sinh học với thuốc hóa học trong trừ sâu tơ

T178-4.png

Bảng 5: Tỷ lệ năng suất do sâu tơ gây hại

T178-5.png

Bảng 6: So sánh hiệu quả của biện pháp hóa học và sinh học

 T178-6.png

Bảng 7: Các biện pháp phòng trừ sâu tơ khác

T178-7.png
Bảng 8: Sự hiểu biết của nông dân về sử dụng biện pháp sinh học và các loài thiên địch trong tự nhiên

 T178-8.png

 

Bảng 9: Học hỏi của nông dân phòng trừ sâu tơ qua các kênh thông tin

Diễn biến phát sinh gây hại của sâu tơ ngoài đồng ruộng

T178-9.png

Bảng 10: Diễn biến mật độ sâu tơ trên bắp cải và cải ngọt tại Pleiku từ tháng 10/2010 đến tháng 9/2011

T178-10.png


 

 Bảng 11: Diễn biến mật độ sâu tơ trên bắp cải và cải ngọt tại An Khê từ tháng

10/2010 đến tháng 9/2011

T178-11.png
Từ kết quả thu được ở bảng 10 và 11 cho chúng ta thấy rằng lượng mưa có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của sâu tơ, nếu lượng nhiều thì mật độ của sâu tơ giảm, nếu lượng mưa ít, không tập trung mật độ của sâu tơ gia tăng.

Kết quả nuôi sinh học sâu tơ

 Bảng 12: Vòng đời của sâu tơ qua các lần nuôi

T178-12.png
 

Bảng 13: Thời gian trưởng thành đẻ trứng, số lượng trứng và tỷ lệ trứng nở

T178-13.png

 

Bảng 14: Sự xuất hiện các loài ong ký sinh bản địa trên sâu tơ qua các kỳ điều tra

 

 T178-14.png

 

Bảng 15: Khả năng ký sinh của hai loài nhập nội Điaegma semiclausum (Ds) và Diadromus collaris (Dc) trên sâu tơ trong nhà lưới

 T178-15.png

Bảng 16: Khả năng ký sinh của hai loài ong bản địa (Cp) và (Dsp) trên sâu tơ trong nhà lưới

 T178-16.png

Bảng 17: Hiệu lực diệt trừ của các công thức thí nghiệm trong mùa mưa

T178-17.png

Bảng 18: Hiệu lực diệt trừ của các công thức thí nghiệm trong mùa khô

 T178-18.png

 

Bảng 19: Hiệu lực phòng trừ sâu tơ của ong ký sinh nhập nội và bản địa trong mùa khô

T178-19.png

Bảng 20: Hiệu lực phòng trừ sâu tơ của ong ký sinh nhập nội và bản địa trong mùa mưa

 T178-20.png

 

Bảng 21: Diễn biến mật độ, hiệu lực phòng trừ sâu tơ bằng nước chiết từ lá cây neem kết hợp với thuốc sinh học Bt tại An Khê

 T178-21.png

Bảng 22: Diễn biến mật độ sâu tơ và hiệu lực phòng trừ sâu tơ bằng nước chiết từ lá cây neem kết hợp với thuốc sinh học Bt tại Pleiku

 T178-22.png

Bảng 23: Diễn biến mật dộ và hiệu lực phòng trừ sâu tơ trên ruộng nông dân và ruộng mô hình thả ong bản địa tại An Khê qua các kỳ điều tra

 

 T178-23.png

Bảng 24: Diễn biến mật độ, hiệu lực phòng trừ sâu tơ trên ruộng nông dân và ruộng mô hình thả ong bản địa tại Pleiku qua các thời kỳ điều tra

T178-24.png

6. Kết luận

Diễn biến gây hại sâu tơ trong một năm ở Pleiku khác biệt so với An Khê. Ở Pleiku sâu tơ phát sinh cao nhất vào tháng 3, 4 mật độ thấp nhất vào tháng 10, 11. Ở An Khê sâu tơ phát sinh cao vào tháng 6, 7, 8, 9 và thấp nhất vào tháng 10, 11, 12.

Vòng đời của sâu tơ được nuôi tại Pleiku, Gia Lai TB 27,11 ngày trong đó: Trứng 3,65 ngày; sâu non 04 tuổi có thời gian 10,41 ngày; nhộng 5,7 ngày; trưởng thành 7,33 ngày.

Dùng nước chiết từ lá cây Neem kết hợp với thuốc sinh học Bt pha theo tỷ lệ 10g pha vào 8 lít nước dung dịch, thả ong ký sinh bản địa để phòng trừ sâu tơ với số lượng 30.000c/ ha, xử lý 02 lần/vụ bắp cải có tác dụng khống chế được mật độ sâu tơ trên đồng ruộng dưới ngưỡng gây hại.

Dùng biện pháp sinh học bằng nước chiết từ lá cây Neem kết hợp thuốc sinh học Bt và mô hình ong ký sinh bản địa để phòng trừ sâu tơ tạo ra sản phẩm rau an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, lập lại hệ cân bằng sinh thái, từng bước xây dựng nền sản xuất nông nghiệp sạch bền vững.

7. Hiệu quả của mô hình nhân ra diện rộng

-  Về lợi nhuận kinh tế mô hình thấp hơn so với ruộng nông dân từ 5.890.000 đến 6.890.000 đồng/ha.

-  Về lợi nhuận kinh tế mô hình thả ong hình thấp hơn so với ruộng nông dân từ

12.500.000 đến 15.000.000 đồng/ha.

Sở KHCN

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH GIA LAI | Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Gia Lai
© 2010 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai.
02 Trần Phú, TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai - Tel: 0269. 3824404 - Fax: 0269. 3824711 - Email: vpubndtinh@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 09/GP-TTĐT cấp ngày 31/7/2017 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp - Người phụ trách: ông Nguyễn Văn Lộc